Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Với quy mô 1,2 ha mặt nước nuôi, mật độ nuôi 70 con/m2 tính cả hao hụt khi vèo, trọng lượng tôm trung bình thu hoạch 50-60 con/kg và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 35% vốn đầu tư mới và nguyên liệu, nhiên vật liệu liên quan, phần còn lại chủ hộ sẽ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên 4 ao. Trong đó, 3 ao nuôi với tổng diện tích là 12.000 m2 và 1 ao dèo với diện tích 4.000 m2. Ngoài ra thiết kế thêm ao chứa lắng/xử lý nước riêng và 1 kênh thoát nước/xử lý nước thải. Qua 100 ngày thả nuôi tôm đã đạt trọng lượng khoảng 45 con/kg, thu hoạch ở cả 3 ao được 16 tấn. Trừ chi phí lợi nhuận lên đến gần 2 tỷ đồng.
Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP” sẽ từng bước ứng dụng và nhân rộng cho người dân nuôi tôm trong tỉnh về mô hình VietGAP, việc xây dựng mô hình mẫu tại Cà Mau để làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình và góp phần thực hiện thành công Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con ngư dân đầu tư, mua sắm tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ; đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến, khai thác hết diện tích ao hồ mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ, tuy nhiên, mục tiêu đến 31/12/2015, 100% cở sở nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn viet gap như qui định trong nghị định 36 của chính phủ là khó có thể thực hiện được do khâu qui hoạch còn chậm.

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 44 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các DN này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh, góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác, nuôi trồng; giải quyết việc làm cho nhiều lao động; không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Đợt mưa này trùng kỳ con nước lửng, tiêu thủy lực khó khăn, để bảo vệ diện tích lúa, hoa màu, các tỉnh phía Bắc cần chủ động ứng phó và có các phương án hạn chế tối đa tình trạng ngập úng gây chết lúa sau cấy, ổn định kết quả sản xuất vụ hè thu và vụ mùa.