Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Với quy mô 1,2 ha mặt nước nuôi, mật độ nuôi 70 con/m2 tính cả hao hụt khi vèo, trọng lượng tôm trung bình thu hoạch 50-60 con/kg và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 35% vốn đầu tư mới và nguyên liệu, nhiên vật liệu liên quan, phần còn lại chủ hộ sẽ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên 4 ao. Trong đó, 3 ao nuôi với tổng diện tích là 12.000 m2 và 1 ao dèo với diện tích 4.000 m2. Ngoài ra thiết kế thêm ao chứa lắng/xử lý nước riêng và 1 kênh thoát nước/xử lý nước thải. Qua 100 ngày thả nuôi tôm đã đạt trọng lượng khoảng 45 con/kg, thu hoạch ở cả 3 ao được 16 tấn. Trừ chi phí lợi nhuận lên đến gần 2 tỷ đồng.
Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP” sẽ từng bước ứng dụng và nhân rộng cho người dân nuôi tôm trong tỉnh về mô hình VietGAP, việc xây dựng mô hình mẫu tại Cà Mau để làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình và góp phần thực hiện thành công Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.