Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Với quy mô 1,2 ha mặt nước nuôi, mật độ nuôi 70 con/m2 tính cả hao hụt khi vèo, trọng lượng tôm trung bình thu hoạch 50-60 con/kg và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 35% vốn đầu tư mới và nguyên liệu, nhiên vật liệu liên quan, phần còn lại chủ hộ sẽ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên 4 ao. Trong đó, 3 ao nuôi với tổng diện tích là 12.000 m2 và 1 ao dèo với diện tích 4.000 m2. Ngoài ra thiết kế thêm ao chứa lắng/xử lý nước riêng và 1 kênh thoát nước/xử lý nước thải. Qua 100 ngày thả nuôi tôm đã đạt trọng lượng khoảng 45 con/kg, thu hoạch ở cả 3 ao được 16 tấn. Trừ chi phí lợi nhuận lên đến gần 2 tỷ đồng.
Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP” sẽ từng bước ứng dụng và nhân rộng cho người dân nuôi tôm trong tỉnh về mô hình VietGAP, việc xây dựng mô hình mẫu tại Cà Mau để làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình và góp phần thực hiện thành công Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Sau 12 năm đăng ký, giờ đây VN có thể xuất trái vải tươi sang Úc, trang tin Cơ quan Truyền thông quốc gia Úc ABC cho biết ngày 12-5.

Trong khi dưa hấu, hành tím phải cậy tới lòng hảo tâm của người tiêu dùng nội thì ngay tại các siêu thị, chợ cóc, hàng ngoại nhập được bán tràn lan. Đến cả tim, pín, lưỡi bò; tăm bông; dầu gội ngoại... cũng lấn lướt “sân nhà”.

Ngày 13/5, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống Chuyên môn và Kiểm soát Thương mại (TRACES) do Cục cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản sang thị trường EU.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi ong mật vào phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương. Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nhiều diện tích rừng nên địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển việc nuôi ong.

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.