Cà Mau Kiểm Tra Vấn Đề An Toàn Tại Các Cơ Sở Nuôi Cá Sấu

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau vừa tổ chức đoàn kiểm tra các cơ sở nuôi cá sấu trên địa bàn huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những vấn đề mất an toàn, đảm bảo tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Qua kiểm tra, hầu hết các chủ cơ sở nuôi cá sấu đều chấp hành tốt việc xây dựng chuồng trại, đảm bảo an toàn cho nuôi nhốt. Tường rào xây dựng bằng bê tông, có hàng rào chắn bao quanh đúng theo quy định.
Đoàn kiểm tra Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị các hộ nuôi cá sấu thường xuyên kiểm tra về điều kiện an toàn của tường rào, cửa sắt và các đường thoát nước trong ao nuôi để đảm bảo không một cá thể nào thoát ra môi trường bên ngoài, đe dọa đến tính mạng, sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.
Đồng thời, hướng dẫn các chủ cơ sở về thủ tục nhập, xuất và tăng đàn đối với cá sấu con để cơ quan chức năng thuận tiện trong việc kiểm tra, quản lý và cấp phép vận chuyển tiêu thụ.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá sấu của nhân dân trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 400 hộ dân nuôi cá sấu, với tổng đàn trên 80.000 con và có nhiều kích cỡ khác nhau. Hiện nay, cá sấu thương phẩm có giá trị kinh tế cao nên được nhiều hộ dân tham gia nuôi và đầu tư mở rộng theo mô hình trang trại.
Nuôi cá sấu tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, để việc nuôi loài vật có nguồn gốc hoang dã này thật sự mang lại hiệu quả kinh tế, cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng thì cơ sở gây nuôi cần nghiêm túc tuân thủ các quy định của ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.

Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.