Cà Mau Khuyến Cáo Nông Dân Thận Trọng Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sở NN&PTNT Cà Mau khuyến cáo người dân cần cân nhắc trước khi quyết định đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô lớn. Lý do nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng xuất hiện nhiều rủi ro bất cập, trong khi đó số vốn đầu tư khá lớn.
Cụ thể, vốn đầu tư cho một ao nuôi tôm thẻ chân trắng thấp nhất là 200 triệu đồng, trong khi mỗi hộ nuôi ít nhất là hai ao. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi tôm cũng phức tạp do những quy trình không phù hợp với điều kiện và trình độ của người nông dân, trong khi tỷ lệ nuôi thành công là 50/50.
Ngoài ra, tình trạng điện chập chờn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nghề nuôi gặp khó khăn.
Một thách thức nữa hiện nay là tôm thẻ chân trắng đang giảm giá tới 30% so với cùng kỳ. Theo nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm thường trúng ở vụ đầu, sau đó thì thất bát liên tục.
Hiện nay, bà con nông dân ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích lên tới gần 7.000 ha, nhưng lãi ít lỗ nhiều. Chính vì vậy, Sở NN&PTNT Cà Mau khuyến cáo bà con hạn chế, cẩn thận khi tổ chức nuôi. Đồng thời Sở cũng khuyến khích bà con nuôi tôm sú vì đây là hình thức nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Hội nghị “Tác động của Hiệp định TPP đến nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đề xuất Nhà nước cần phải có gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Giáo sư Bùi Huy Đáp – Cuộc đời và sự nghiệp”.

Hiện nay, tại Bình Định, gỗ rừng trồng được các thương lái và doanh nghiệp thu mua với giá rất cao, gần 1,4 triệu đồng/tấn (đầu vụ chỉ có 1,25 triệu đồng/tấn). Vì thế, người trồng rừng đang hy vọng vào mùa thu hoạch bội thu.