Cà Mau Hơn 965 Ha Tôm Công Nghiệp Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.
Diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh và thiệt hại là 965,86 ha, trong đó diện tích được hỗ trợ xử lý chlorine 374,45 ha (với 137,795 kg chlorine), còn lại 591 ha không hỗ trợ hoá chất xử lý vì có lúc không đủ hoá chất hỗ trợ và người dân không khai báo, hoặc bệnh ở giai đoạn tôm thu hoạch được. Huyện Phú Tân có diện tích tôm công nghiệp bị thiệt hại nhiều nhất, hơn 498 ha.
Nguyên nhân dịch bệnh xảy ra nhiều theo đánh giá của ngành chuyên môn là do biến đổi thời tiết, chất lượng con giống chưa bảo đảm, quản lý thuốc, hoá chất chưa chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi còn nóng vội chưa làm đúng theo quy trình kỹ thuật, chưa tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, còn thả giống trôi nổi nhiều, nuôi tự phát không theo quy hoạch…
Nhiều hộ nuôi chưa ý thức bảo vệ môi trường chung, còn trông chờ hoá chất hỗ trợ mà không tự giác mua chlorine về xử lý, đồng thời xả nước ra môi trường bên ngoài làm lây lan mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy tiềm năng sẵn có, bà con nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã khai thác diện tích mặt nước trên ruộng vào mùa nước nổi để nuôi cá.

Tổ hợp tác nông dân ra đời trên cơ sở tự nguyện, cùng nhau xây dựng mô hình nông dân hợp tác liên kết SX tập trung quy mô lớn trên cùng một cánh đồng, nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong SX, giảm chi phí và tăng thu nhập.

Từ đầu năm 2015 đến nay, người nuôi ngao ở Nghệ An rơi vào cảnh trắng tay. Tình hình này khiến nhiều hộ nuôi ngao điêu đứng.

Chi cục Thủy sản Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Yên Dũng triển khai 10 ha nuôi cá thâm canh cao tại 2 xã Yên Lư (5 ha) và Đồng Việt (5 ha).

Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.