Cà Mau Hơn 965 Ha Tôm Công Nghiệp Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.
Diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh và thiệt hại là 965,86 ha, trong đó diện tích được hỗ trợ xử lý chlorine 374,45 ha (với 137,795 kg chlorine), còn lại 591 ha không hỗ trợ hoá chất xử lý vì có lúc không đủ hoá chất hỗ trợ và người dân không khai báo, hoặc bệnh ở giai đoạn tôm thu hoạch được. Huyện Phú Tân có diện tích tôm công nghiệp bị thiệt hại nhiều nhất, hơn 498 ha.
Nguyên nhân dịch bệnh xảy ra nhiều theo đánh giá của ngành chuyên môn là do biến đổi thời tiết, chất lượng con giống chưa bảo đảm, quản lý thuốc, hoá chất chưa chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi còn nóng vội chưa làm đúng theo quy trình kỹ thuật, chưa tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, còn thả giống trôi nổi nhiều, nuôi tự phát không theo quy hoạch…
Nhiều hộ nuôi chưa ý thức bảo vệ môi trường chung, còn trông chờ hoá chất hỗ trợ mà không tự giác mua chlorine về xử lý, đồng thời xả nước ra môi trường bên ngoài làm lây lan mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.

Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.