Cá Lóc Mắc Cạn

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.
Hơn 90% hộ nuôi có lãi
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hơn 6.300 ha; thả nuôi 902 triệu con giống các loại. Sản lượng thu hoạch hơn 14 ngàn tấn. Tôm, cá vừa được mùa lại được giá nên bà con rất phấn khởi, vì gỡ gạc được những vụ tôm thất bát những năm trước. Vụ nuôi năm 2013, có hơn 90 ngàn hộ dân nuôi tôm, cá có lãi, chiếm 90% số hộ; trong đó, hộ nuôi lãi cao nhất từ 40 - 50 triệu đồng/ha và hộ lãi thấp cũng 10 triệu đồng/ha.
Ông Đặng Vị, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang) vui mừng: “So với nuôi tôm thông thường thì nuôi tôm theo quy trình GAP khắt khe hơn nhiều và đầu tư kinh phí cao gấp đôi, bình quân mỗi ha đầu tư 245 triệu đồng. Bù lại, tôm nuôi rất an toàn và phát triển tốt. Dù khó nhưng những năm sau gia đình tui vẫn tiếp tục đầu tư nuôi theo quy trình GAP, trước mắt cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, sau đó hướng nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững”.
Anh Trương Thái Bình, ở xã Quảng An (Quảng Điền) phấn khởi: “Lâu lắm rồi, năm nay gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá. Năm 2013, gia đình thả nuôi 1 ha, với gần 10 vạn con giống. Sau hơn 3 tháng nuôi, với năng suất 1,4 tấn/ha được xem đạt “kỷ lục” của nghề nuôi tôm trong 10 năm qua.
Năm nay, tôm nuôi được mùa là nhờ môi trường nước ở đầm phá đảm bảo, đầu vụ nuôi bà con nuôi tôm đều chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của ngành thuỷ sản đưa ra, tôm nuôi trước lúc thả đều qua kiểm tra bằng máy PCR”. Tương tự gia đình ông Vị, anh Bình, vụ nuôi tôm năm nay còn có hàng ngàn hộ nuôi đều có lãi.
Niềm vui trọn vẹn
Năm nay giá tôm được bà con bán cao hơn từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Năm 2012, 1 kg tôm (100 con) có giá từ 50 - 60 ngàn đồng/kg; đối với tôm 40 con/kg có giá 70 ngàn đồng/kg. Năm 2013, tôm 100 con/kg có giá từ 80 - 90 ngàn đồng, 40 con/kg có giá từ 100 - 110 ngàn đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Tiến, người nuôi tôm ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) nói: “Năm nay, tôm nuôi được mùa, bán được giá, nên gia đình tui sẽ có điều kiện đón tết vui vẻ và đầm ấm hơn. Gia đình còn có tiền để trả bớt nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư tái sản xuất”. Tương tự anh Tiến, hiện hàng ngàn hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cũng đang vui mừng, phấn khởi vì tôm được mùa, được giá. Theo đánh giá của bà con nuôi tôm, đầu vụ nuôi giá thức ăn, giá tôm giống... cao hơn so với năm 2012, nhưng nhờ năm nay tôm được giá nên hầu hết các hộ nuôi đều có lãi.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Chi cục Nuôi trồng thủy sản đánh giá, nuôi trồng thủy sản năm nay mang lại kết quả khả quan là nhờ nhận thức của người nuôi được nâng cao, người dân đã mạnh dạn chuyển những diện tích nuôi tôm thường xuyên bị bệnh sang nuôi xen ghép, thả tôm đúng khung lịch thời vụ, tôm giống trước khi thả nuôi đều qua kiểm dịch PCR...
Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, thời gian tới, bà con cần tiếp tục chuyển những diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều sang nuôi tôm xen cá hoặc đầu tư vào những đối tượng mới có hiệu quả kinh tế ổn định hơn, như cá dìa, cá kình, cá hồng, cá đối....
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.