Cá lạ nặng khoảng 1 tấn xuất hiện tại biển Tuy Hòa

Ảnh cá lạ do nhân viên Đội Quản lý trật tự tuyến biển Tuy Hòa chụp được
Ông Phạm Hữu Tâm, Đội phó Đội Quản lý trật tự tuyến biển TP Tuy Hòa xác nhận: Con cá lạ này dài khoảng 4m, lưng màu đen, bụng màu trắng; bơi vào bờ biển Tuy Hòa (gần đường Nguyễn Huệ - Độc Lập), nơi có nhiều người tắm vào chiều tối 16/11.
Ban đầu, con cá này bơi cách bờ chỉ 3m, mỗi lần xuất hiện khoảng 5 phút, sau đó bơi lại ra biển.
Thấy vậy, nhiều thanh niên hiếu kỳ bơi theo cá, buộc nhân viên Đội Quản lý trật tự tuyến biển thành phố phải dùng loa thông báo không cho những thanh niên này bơi theo.
Đến sáng 17/11, con cá này tiếp tục xuất hiện cách bờ biển Tuy Hòa chừng 40m.
Nhiều người hiếu kỳ đã dùng điện thoại chụp ảnh con cá.
Đội Quản lý trật tự tuyến biển TP Tuy Hòa phải cắm biển: Có cá lạ nặng khoảng một tấn, nguy hiểm, cấm tắm dọc bờ biển.
“Mỗi ngày có khoảng 600 người dân xuống biển Tuy Hòa tắm, kéo dài từ ngã ba đường Nguyễn Huệ - Độc Lập đến ngã ba Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập.
Hiện chưa xác định được đây là cá gì, nên chúng tôi phải cảnh báo người dân không nên xuống biển tắm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng”, ông Tâm nói.
Đội Quản lý trật tự tuyến biển Tuy Hòa đang cử người ứng trực 24/24 để theo dõi động tĩnh con cá lạ này để kịp thời thông tin đến người dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.