Cá Kèo Giảm Giá Mạnh

Do phần lớn diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, nhiều nông dân ở Vĩnh Châu, Trần Đề (Sóc Trăng) đã chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác.
Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha.
Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Hiện một số diện tích nuôi cá kèo đã thu hoạch. Diện tích mở rộng và sản lượng lớn nên dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”. Những ngày qua, giá cá kèo giảm mạnh, thương lái mua vào chỉ khoảng trên 50.000 đồng/kg.
Theo nông dân nuôi cá kèo, do giá thức ăn liên tục tăng nên sau khi trừ chi phí, đều bị lỗ hoặc huề vốn. Hiện nay, giá cá kèo giống giảm còn dưới 3 triệu đồng/kg
Có thể bạn quan tâm

Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.

Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.