Cá hồi nhập khẩu loạn giá ở Hà Nội và TP HCM

Là một trong những loại thủy hải sản được ưa thích do có hàm lượng dưỡng chất cao, đặc biệt là omega 3, cá hồi hiện là mặt hàng được tiêu thụ khá nhiều tại thị trường Việt Nam.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh tại Sìn Hồ, Sapa, lượng cá hồi nội địa lên tới 1.000 tấn một năm nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Do đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều từ các nguồn nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản và Na Uy là hai thị trường chính.
Tuy nhiên, giá cá hồi tại các điểm rao bán cũng như tại siêu thị hiện chênh lệch khá lớn. Big C Trần Duy Hưng, Hà Nội bán cá hồi phile với giá hơn 523.000 đồng/kg, cá nguyên con là 395.000 đồng/kg. Mức giá này hiện cao hơn so với nhiều đơn vị cung cấp khác.
Cụ thể, tại một trong những đơn vị đầu mối cung cấp cá hồi Na Uy nhập khẩu lớn nhất ở thị trường Hà Nội và cũng là nhà cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C, giá mỗi kg cá phile dùng ăn sống là 425.000-450.000 đồng/kg. Một số cửa hàng bán cá hồi khác ở khu vực quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hà Nội hay tại quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, TP HCM chỉ bán giá dao động từ 250.000 đồng đến 270.000 đồng/kg cho cá nguyên con, và 300.000 đồng/kg nếu đã bỏ đầu, xương và mỡ. Mức giá nói trên chỉ bằng 60% tại siêu thị.
Giá cá hồi Nhật Bản thậm chí còn rẻ hơn do không có hàng tươi sống mà chỉ có sản phẩm đông lạnh. Mức chênh lệch giá tại các điểm bán ở Hà Nội và TP HCM lên tới 100.000 đồng đến 250.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 200.000 đồng đến hơn 350.000 đồng. Đại diện Big C, đơn vị bán cá hồi với giá khá cao ở Hà Nội không có phản hồi cụ thể về mức giá khá vênh so với thị trường. Tuy nhiên, theo đơn vị này, đây là mức giá khuyến mại cho nhu cầu mua sắm tăng cao vào cuối tuần.
Đại diện của đơn vị nhập khẩu đầu mối cho biết, giá cá hồi chênh lệch tùy vào chi phí vận chuyển và khâu phân phối. Ông này chia sẻ: "Sau khi khách hàng đặt mua, đơn hàng sẽ được chuyển sang nhà cung cấp. Một ngày sau, cá sẽ được bắt, mang lên máy bay và vận chuyển về Việt Nam. Thông thường, một đợt giao hàng như vậy sẽ mất từ 2 đến 3 ngày. Giá của Big C đắt hơn có lẽ là do họ còn có chi phí mặt bằng".
Trong khi đó, lãnh đạo của một công ty chuyên nhập khẩu cá hồi Na Uy ở quận Bình Thạnh, TP HCM chia sẻ, giá cá hồi tại Na Uy không đắt, chỉ 5-6 USD/kg, tương đương hơn 100.000 đồng. "Giá đắt là do chi phí vận chuyển đường hàng không. Chi phí này có khi đắt hơn cả giá thành của con cá, chiếm hơn một nửa giá khi đến tay nhà nhập khẩu. Phần chênh lệch còn lại phụ thuộc vào khâu phân phối và thời gian lưu trữ cá", vị này nói.
Theo lãnh đạo trên, cá hồi sau khi róc xương có thể để tươi nhiều ngày, nhưng thời gian lưu kho càng dài, chất dinh dưỡng trong cá mất đi rất nhanh. "Cá để 2 ngày hay 4 ngày nhìn qua không có nhiều khác biệt, nhưng giá trị dinh dưỡng thực tế đã cách nhau rất xa, từ đó giá cả cũng có sự chênh lệch lớn", ông bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.

Do không có thương lái đến thu mua nên sau khi thu hoạch xong đa phần bà con tự vận chuyển ra nhà máy để bán. Mía cân chỉ đạt từ 8 - 9 chữ đường, với giá 650 - 700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mía lỗ 700.000 - 800.000 đồng/công.

Vụ thu hoạch mía năm 2014 - 2015 đã bắt đầu hơn một tháng nay. Theo phản ánh của nông dân nhiều nơi, việc thu hoạch mía năm nay có nhanh hơn so với các năm trước, tâm lý sợ mía khô, sợ mía cháy của bà con nông dân cũng giảm bớt. Có điều - cũng theo lời bà con nông dân, cây mía hiện nay không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nên không tạo được sự an tâm để nông dân có thể tiếp tục gắn bó với cây mía.

Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống cây trồng kháng sâu bệnh và thời điểm gieo trồng thích hợp, hiệu quả kinh tế mang lại từ rau màu ngày càng ổn định hơn. Điều quan trọng là từ sự gắn bó của người nông dân với cây trồng, hy vọng người trồng rau màu trong tỉnh sẽ có được một vụ mùa bội thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.