Cá hồi biến đổi gen chính thức ra thị trường

AquAdvantage, tên loại cá hồi do công ty AquaBounty tại Massachusetts sản xuất, là giống cá hồi Atlantic có mang hormone tăng trưởng từ cá hồi Chinook và cấy gen từ một loài cá nheo đại dương.
Kết quả là một loại cá hồi đạt độ lớn có thể đưa ra tiêu thụ chỉ trong vòng một năm rưỡi, thay vì ba năm như cá thông thường.
Các nhà đấu tranh về an toàn thực phẩm và môi trường và ngành công nghiệp khai thác cá hồi đã chống lại ý tưởng này trong một thời gian dài, với lo ngại quyết định này sẽ mở màn cho hàng loạt thực phẩm động vật biến đổi gen không an toàn tràn ngập thị trường.
Từ vài năm gần đây, khi FDA cho thấy sẽ đi đến chấp thuận loại cá hồi biến đổi gen thương phẩm này, các nhóm vận động này đã đạt được thỏa thuận với các chuỗi bán lẻ thực phẩm danh tiếng nhất, bao gồm Whole Foods, Trader Joe’s và Target - không bán loại cá này.
Ngày thứ Năm vừa qua, FDA tuyên bố quyết định này dựa trên sự cân nhắc khoa học cẩn trọng, và các nhà khoa học tin tưởng rằng loại cá hồi này là thực phẩm an toàn không khác gì cá hồi Atlantic tự nhiên, với các thành phần dinh dưỡng tương đương.
FDA cho biết đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đánh giá về khoa học và môi trường về cá của AquaBounty trước khi có quyết định phê duyệt.
Những người khai thác cá hồi tự nhiên và các nhà môi trường lo ngại thảm họa sẽ xảy ra nếu loại cá biến đổi gen này bị đưa ra đại dương và kết hợp sinh sản với cá hồi tự nhiên, một kịch bản có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như sự thoái hóa và diệt vong các loài sinh vật hoang dã.
AquaBounty khẳng định cá của họ đều là giống cái và đã làm vô sinh để không thể lai tạo với các loài cá hồi khác, ngay cả nếu có thể thoát được ra môi trường tự nhiên.
Công ty còn lập luận rằng chính loài cá biến đổi gen sẽ giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài cá hồi Atlantic không bị đánh bắt quá mức.
FDA cũng cho biết họ sẽ yêu cầu các hồi của AquaBounty chỉ được nuôi trên đất liền, trong các bồn chứa ở hai nhà máy ở Canada và Panama (chưa được phép nuôi và cấy ghép gen tại Mỹ), và sẽ chịu kiểm tra thường xuyên.
Cuộc đấu tranh của các nhóm chống đối từ lâu cũng chuyển sang hướng phải dán nhãn loại cá này là thực phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, FDA cũng vừa tuyên bố rằng sẽ không bắt buộc dán nhãn là “thực phẩm biến đổi gen” với loại cá hồi này (với lý do loại cá này không có khác biệt gì về thành phần dinh dưỡng so với cá tự nhiên).
FDA có đưa ra hướng dẫn dán nhãn nếu các công ty sản xuất loại cá hồi biến đổi gen muốn tình nguyện dán nhãn.
Tuy nhiên, chuyện tình nguyện dán nhãn chẳng khác nào “cổ tích” bởi nhiều năm qua, các công ty kỹ thuật sinh học đã vận động rất mạnh để chống lại việc bắt buộc dán nhãn với thực phẩm biến đổi gen.
Phía chống đối quyết định này của FDA vẫn quyết liệt chỉ trích và tranh cãi, cho rằng đây là một quyết định sai lầm và “con người sẽ phải hối tiếc”.
Tổ chức Friends of the Earth, mạng lưới các tổ chức môi trường và an toàn thực phẩm đang tiếp tục đấu tranh theo một hướng mới: vận động thêm nhiều chuỗi siêu thị từ chối bán loại cá biến đổi gen không dán nhãn này.
Ngoài ra, áp lực người tiêu dùng đã khiến nhiều công ty dán nhãn cho sản phẩm “không biến đổi gen” của họ.
Cuộc chiến đấu giữa thực phẩm biến đổi gen giờ đã mở thêm mặt trận mới là thực phẩm động vật, và người tiêu dùng sẽ phải xem xét kỹ hơn nữa để biết nguồn gốc những thực phẩm mình dùng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, thời tiết đang ở đỉnh điểm của nắng nóng, trên cánh đồng Mường Thanh, bà con nông dân cũng vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014. Trên khắp nẻo đường các xã của vùng lòng chảo huyện Điện Biên rộn rã tiếng người, tiếng máy.

Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.

Nhờ “tiếng lành đồn xa” về kết quả thực hiện công tác uỷ thác vay vốn ưu đãi của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn phóng viên báo, đài chúng tôi đã có chuyến đi thu thập tài liệu, viết bài cho đề tài này ở huyện Ba Vì nơi có núi Tản, sông Đà đẹp như tranh vẽ, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 70km về phía Tây.

Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.