Cá Đồng Được Giá

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.
Giá cá đồng thời điểm hiện nay tăng mạnh, nguyên nhân trực tiếp là do dịp nghỉ lễ 30/4 nhu cầu thị trường cần nhiều, nên giá đặc sản của miền sông nước Nam bộ (cá trê, cá lóc, cá rô) tăng đáng kể. Thêm một lý do nữa là cá đồng đã hết vụ thu hoạch, cũng là lúc cuối mùa khô, kênh mương dần hết nước, nguồn cá giảm dần, vì vậy giá cá cứ thế tăng từng ngày.
Theo bảng giá của vựa cá Hai Sơn, vựa cá lớn nhất nhì trong huyện Trần Văn Thời, trụ sở tại xã Khánh Hải: Giá cá lóc loại nhất và cá trê hiện cân tại vựa là 80.000 đ/kg, cá rô loại nhất là 60.000 đ/kg (thời gian thu rộ cá đồng sau Tết Nguyên Đán giá cá lóc và trê chỉ trên dưới 65.000 đ/kg).
Còn giá cá vựa bán ra cho các đầu mối trên tỉnh khoảng 100.000 đ/kg cá lóc, 75.000đ/kg cá rô loại lớn. Trung bình giá cá năm nay cao hơn năm trước khoảng 15.000 đ/kg so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.
Chính vì giá cá đồng tự nhiên tăng mạnh nên dù bị tụt sản lượng nhưng nguồn lợi thu được từ cá đồng không hề giảm sút, thậm chí còn tăng so với năm trước.
Anh Trần Văn Toàn, ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là thương lái thu mua cá tại địa phương và gia đình anh cũng trực tiếp có nguồn thu từ cá đồng chia sẻ: Sản lượng cá năm nay giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, ở chiều ngược lại giá cá lại tăng khá.
So với năm trước thu nhập của gia đình tôi từ nguồn cá tự nhiên nhiều hơn. Năm nay gia đình tôi thu được khoảng 10 triệu đ, nhiều hơn năm trước gần 2 triệu đ.
Cá biệt giá cá sặc rằn lại giảm mạnh, loại 6 con/kg chỉ còn 50.000 đ/kg cá tươi (năm 2013 giá cá đỉnh điểm lên tới 90.000 đ/kg). Giá cá khô sặc rằn loại I cũng chỉ còn trên dưới 300.000 đ/kg (cùng kỳ năm trước khoảng 400.000 đ/kg).
Nguyên nhân theo phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời là do, mô hình nuôi cá sặc rằn trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong vài năm qua phát triển mạnh, người dân thấy nuôi cá sặc rằn lãi lớn nên nuôi ồ ạt, cộng thêm các tỉnh vùng như Đồng Tháp, An Giang cũng phát triển mô hình này nên giá cá rớt khá nhiều.
Bàn về việc giá cá đồng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời cho biết: Cá đồng là một loại đặc sản được ưa chuộng, nhưng nguồn cung không phổ biến. Đặc biệt mùa mưa sắp đến, đây là thời gian cá sinh sản, đó cũng là lúc cấm khai thác cá để đảm bảo sự sinh sản và phát triển của nguồn cá tự nhiên. Vì vậy, trong thời gian tới giá cá sẽ còn tăng, thậm chí tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.

Ngày 8/10, ông Lê Mộng Ngọc, phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, thời gian gần đây rất nhiều thương lái đổ về địa phương đua nhau thu mua cả sầu riêng non với giá lên tới 26.000đ/kg, cao gấp đôi so với niên vụ trước.

Trên sàn giao dịch CBOT ở Chicago, đậu tương và ngô giao dịch ở mức thấp nhất trong 4 năm qua do triển vọng vụ mùa ở Mỹ bội thu. Trong 2 năm trở lại đây, tất cả các nông sản được theo dõi trong chỉ số hàng hóa của Bloomberg, ngoại trừ gia súc, thịt và cà phê, đều giảm giá, trong đó dẫn đầu là đà lao dốc của ngô, lúa mì và đậu tương.