Cá Đồng Được Giá

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.
Giá cá đồng thời điểm hiện nay tăng mạnh, nguyên nhân trực tiếp là do dịp nghỉ lễ 30/4 nhu cầu thị trường cần nhiều, nên giá đặc sản của miền sông nước Nam bộ (cá trê, cá lóc, cá rô) tăng đáng kể. Thêm một lý do nữa là cá đồng đã hết vụ thu hoạch, cũng là lúc cuối mùa khô, kênh mương dần hết nước, nguồn cá giảm dần, vì vậy giá cá cứ thế tăng từng ngày.
Theo bảng giá của vựa cá Hai Sơn, vựa cá lớn nhất nhì trong huyện Trần Văn Thời, trụ sở tại xã Khánh Hải: Giá cá lóc loại nhất và cá trê hiện cân tại vựa là 80.000 đ/kg, cá rô loại nhất là 60.000 đ/kg (thời gian thu rộ cá đồng sau Tết Nguyên Đán giá cá lóc và trê chỉ trên dưới 65.000 đ/kg).
Còn giá cá vựa bán ra cho các đầu mối trên tỉnh khoảng 100.000 đ/kg cá lóc, 75.000đ/kg cá rô loại lớn. Trung bình giá cá năm nay cao hơn năm trước khoảng 15.000 đ/kg so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.
Chính vì giá cá đồng tự nhiên tăng mạnh nên dù bị tụt sản lượng nhưng nguồn lợi thu được từ cá đồng không hề giảm sút, thậm chí còn tăng so với năm trước.
Anh Trần Văn Toàn, ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là thương lái thu mua cá tại địa phương và gia đình anh cũng trực tiếp có nguồn thu từ cá đồng chia sẻ: Sản lượng cá năm nay giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, ở chiều ngược lại giá cá lại tăng khá.
So với năm trước thu nhập của gia đình tôi từ nguồn cá tự nhiên nhiều hơn. Năm nay gia đình tôi thu được khoảng 10 triệu đ, nhiều hơn năm trước gần 2 triệu đ.
Cá biệt giá cá sặc rằn lại giảm mạnh, loại 6 con/kg chỉ còn 50.000 đ/kg cá tươi (năm 2013 giá cá đỉnh điểm lên tới 90.000 đ/kg). Giá cá khô sặc rằn loại I cũng chỉ còn trên dưới 300.000 đ/kg (cùng kỳ năm trước khoảng 400.000 đ/kg).
Nguyên nhân theo phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời là do, mô hình nuôi cá sặc rằn trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong vài năm qua phát triển mạnh, người dân thấy nuôi cá sặc rằn lãi lớn nên nuôi ồ ạt, cộng thêm các tỉnh vùng như Đồng Tháp, An Giang cũng phát triển mô hình này nên giá cá rớt khá nhiều.
Bàn về việc giá cá đồng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời cho biết: Cá đồng là một loại đặc sản được ưa chuộng, nhưng nguồn cung không phổ biến. Đặc biệt mùa mưa sắp đến, đây là thời gian cá sinh sản, đó cũng là lúc cấm khai thác cá để đảm bảo sự sinh sản và phát triển của nguồn cá tự nhiên. Vì vậy, trong thời gian tới giá cá sẽ còn tăng, thậm chí tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Các huyện vùng lũ tỉnh Long An chuẩn bị tập trung xuống giống hơn 180.000ha vụ lúa đông xuân, chiếm hơn 70% diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.

Thương lái gọi điện đặt mua hàng tới tấp, giá cao, có bao nhiêu mua hết. Đặc biệt, ở vùng nuôi TCX tập trung, dù thu hoạch rộ với số lượng nhiều cũng không lo rớt giá, vì đã có một số công ty từ TP.HCM về hợp đồng thu mua tôm tươi XK.

Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.

Hiện nay, tại Hải Minh trong thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) có 80 hộ nuôi cá lồng biển tại vùng biển đầm Thị Nại, với khoảng 720 lồng nuôi đã an tâm và phấn khởi nhờ cá hồng giống - đối tượng nuôi chủ lực, đã hết khan hiếm và giá thấp.