Cá Đồng Bán Được Giá

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.
Giá cá đồng thời điểm hiện nay tăng mạnh, nguyên nhân trực tiếp là do dịp nghỉ lễ 30/4 nhu cầu thị trường cần nhiều, nên giá đặc sản của miền sông nước Nam bộ (cá trê, cá lóc, cá rô) tăng đáng kể. Thêm một lý do nữa là cá đồng đã hết vụ thu hoạch, cũng là lúc cuối mùa khô, kênh mương dần hết nước, nguồn cá giảm dần, vì vậy giá cá cứ thế tăng từng ngày.
Theo bảng giá của vựa cá Hai Sơn, vựa cá lớn nhất nhì trong huyện Trần Văn Thời, trụ sở tại xã Khánh Hải: Giá cá lóc loại nhất và cá trê hiện cân tại vựa là 80.000 đ/kg, cá rô loại nhất là 60.000 đ/kg (thời gian thu rộ cá đồng sau Tết Nguyên Đán giá cá lóc và trê chỉ trên dưới 65.000 đ/kg).
Còn giá cá vựa bán ra cho các đầu mối trên tỉnh khoảng 100.000 đ/kg cá lóc, 75.000đ/kg cá rô loại lớn. Trung bình giá cá năm nay cao hơn năm trước khoảng 15.000 đ/kg so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.
Chính vì giá cá đồng tự nhiên tăng mạnh nên dù bị tụt sản lượng nhưng nguồn lợi thu được từ cá đồng không hề giảm sút, thậm chí còn tăng so với năm trước.
Anh Trần Văn Toàn, ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là thương lái thu mua cá tại địa phương và gia đình anh cũng trực tiếp có nguồn thu từ cá đồng chia sẻ: Sản lượng cá năm nay giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, ở chiều ngược lại giá cá lại tăng khá.
So với năm trước thu nhập của gia đình tôi từ nguồn cá tự nhiên nhiều hơn. Năm nay gia đình tôi thu được khoảng 10 triệu đ, nhiều hơn năm trước gần 2 triệu đồng.
Cá biệt giá cá sặc rằn lại giảm mạnh, loại 6 con/kg chỉ còn 50.000 đ/kg cá tươi (năm 2013 giá cá đỉnh điểm lên tới 90.000 đ/kg). Giá cá khô sặc rằn loại I cũng chỉ còn trên dưới 300.000 đ/kg (cùng kỳ năm trước khoảng 400.000 đ/kg).
Nguyên nhân theo phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời là do, mô hình nuôi cá sặc rằn trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong vài năm qua phát triển mạnh, người dân thấy nuôi cá sặc rằn lãi lớn nên nuôi ồ ạt, cộng thêm các tỉnh vùng như Đồng Tháp, An Giang cũng phát triển mô hình này nên giá cá rớt khá nhiều.
Bàn về việc giá cá đồng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNN huyện Trần Văn Thời cho biết: Cá đồng là một loại đặc sản được ưa chuộng, nhưng nguồn cung không phổ biến. Đặc biệt mùa mưa sắp đến, đây là thời gian cá sinh sản, đó cũng là lúc cấm khai thác cá để đảm bảo sự sinh sản và phát triển của nguồn cá tự nhiên. Vì vậy, trong thời gian tới giá cá sẽ còn tăng, thậm chí tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo một tổng kết mới đây của Bộ Công Thương, diện tích trồng bông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên liệu bông sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% so với nhu cầu của toàn ngành dệt may.

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1 ngàn hécta lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng, tăng hơn 500 hécta so với giữa tháng 5-2012. Diện tích lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng tăng nhanh, đa số đang trong thời kỳ mạ, đẻ nhánh, là do thường xuyên có mưa lớn, ốc theo nguồn nước mưa lây lan ra các ruộng. Các huyện có diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng nhiều là: Xuân Lộc, Tân Phú và Trảng Bom.

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới

Ngân hàng Phát triển (VDB) ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho DN cá tra Việt Nam. Trên cơ sở này, ngày 7/6/2012, VDB đã gửi Công văn hỏa tốc số 1812/NHPT-TDXK tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.