Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chua Rớt Giá Mạnh

Cá Chua Rớt Giá Mạnh
Ngày đăng: 15/06/2012

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Ông Đinh Thành Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: “Để hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây xã Cát Khánh đã vận động và hướng dẫn bà con nuôi trồng thủy sản ở địa phương theo phương pháp nuôi cộng đồng, dưới hình thức quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp tôm, cua, cá... và chỉ nuôi 1 vụ/năm. Từ đó con cá chua đã trở thành vật nuôi chính, đem lại thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên, năm nay giá cá chua rớt mạnh, đầu ra không ổn định như mọi năm…

Hiện nay người nuôi cá chua ở Cát Khánh đang phải đối mặt với khó khăn. Nếu ở thời điểm này năm trước, thương lái thu mua cá chua với giá 110.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 50.000 đến 60.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa, trong khi giá thức ăn tăng hơn 15%. Giá cá giảm mạnh cộng với việc tiêu thụ khó khăn, mỗi ngày người nuôi cá ở đây chỉ bán được 30 - 40 kg, trong khi sản lượng cá đến thời kỳ xuất bán lên trên 40 tấn.

Theo tính toán của người nuôi cá chua, để có được 1 kg cá chua tính từ thời điểm vớt ươm cá bột đến khi xuất bán ít nhất là 8 tháng, chi phí hết 80.000 đồng. Với giá cả hiện tại thì mỗi cân cá, người nuôi cá bị lỗ từ 20.000 đến 30.000 đồng, nhưng mà cũng chẳng bán được vì không có người mua. Còn nếu để đầu tư nuôi tiếp thì không kham nổi tiền thức ăn, mà cá càng lớn lại càng khó tiêu thụ.

Năm 2011, ông Phạm Tấn Hương, ở thôn An Quang Tây, nuôi 5.000 con cá chua trên diện tích 6.000 m2 ao, thu được 2,2 tấn, bán với giá 110.000 đồng/kg, thu hơn 240 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 70 triệu đồng. Năm nay, cũng trên diện tích này và số lượng cá như nhau, nhưng đến thời điểm này ông vẫn chưa bán được cá. Nếu bán hết với giá hiện tại thì cầm chắc bị lỗ vốn 50 - 60 triệu đồng. Nếu để nuôi tiếp thì mỗi ngày tốn trên 1 triệu đồng tiền thức ăn.

Cá chua là loại đặc sản đã từng nổi tiếng và riêng có ở Phù Cát, Phù Mỹ. Tuy thịt cá chua rất ngon, có thể hấp, nấu lẩu lá giang, kho, chiên… song phải chế biến ngay chứ không thể chế biến để lâu được.

Không riêng gì ở Cát Khánh, mà tại Cát Minh (cũng thuộc huyện Phù Cát), hàng chục tấn cá chua nuôi, đang thời kỳ xuất bán nhưng giá cá chua lại xuống thấp, không tiêu thụ được, người nuôi cá rất lo lắng…

Có thể bạn quan tâm

Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời

Diện tích ca cao trong tỉnh Bến Tre còn không nhiều, từ trên 10.000ha nay giảm còn trên dưới 2.500ha. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa đúng thì yếu tố sâu hại là vấn đề rất đáng lo ngại.

24/08/2015
Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

24/08/2015
Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

24/08/2015
Khẳng định vai trò kinh tế tập thể Khẳng định vai trò kinh tế tập thể

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

24/08/2015
Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

24/08/2015