Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau

Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau
Ngày đăng: 13/09/2012

Giờ đây con cá chình, cá bống tượng là đối tượng nuôi không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Nghề nuôi cá đang trên đà phát triển thịnh vượng thì trong vài tháng trở lại đây, con cá chình, cá bống tượng lại rớt giá, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Với giá trị kinh tế cao, cá chình, cá bống tượng giờ đây đã có mặt trên khắp địa bàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 920 ha nuôi cá chình và 640 ha nuôi cá bống tượng. Tuy nhiên, nghề nuôi này phát triển mạnh nhất vẫn là ở các xã Tân Thành và An Xuyên, TP Cà Mau. Nơi đây được xem là rất thành công với mô hình nuôi cá này trong những năm qua.

Giá cá giảm, chi phí tăng

Tuy nhiên, thời gian gần đây cá chình, cá bống tượng trên thị trường lại thêm một lần rớt giá. Tuy không thê thảm như cách đây 3 năm (năm 2009) nhưng với giá hiện nay người nuôi cá đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ.

Cụ thể, đối với cá chình loại 1, cách đây vài tháng có giá từ 510.000 - 520.000 đồng/kg, nhưng giờ dao động trong khoảng 480.000 - 490.000 đồng/kg. Tương tự, cá bống tượng loại 1 trước đây giá từ 380.000 - 390.000 đồng/kg, nay giảm còn 350.000 - 360.000 đồng/kg.

Theo nhận định của anh Mộng, một thương lái ở ấp 3, xã Tân Thành, cá chình và cá bống tượng là mặt hàng cao cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Thời gian qua, một số thị trường ăn mạnh mặt hàng này như Nhật Bản và Trung Quốc đóng cửa nên giá cá giảm.

Giá cá giảm nhưng giá thành cá mồi không hề giảm; giá cá giống đang ở mức cao, khiến người nuôi gặp khó khăn. Nhiều hộ nuôi cá ở Tân Thành đã đến lứa thu hoạch nhưng chưa thể cho xuất ao, nằm chờ giá.

Ông Nguyễn Quang Khải, một nông dân nhiều năm gắn bó với con cá chình, cá bống tượng xã Tân Thành, chia sẻ, để có được 1 kg cá thịt, trung bình phải tốn khoảng 10 kg thức ăn. Với giá thức ăn, giống và chi phí tăng cao như hiện nay thì nguy cơ bị lỗ là rất cao, nếu thời gian tới cá không tăng giá trở lại.
Còn anh Nguyễn Công Nghiệp tính toán, nếu cộng hết chi phí từ giống, thức ăn, xăng dầu, công chăm sóc thì cá chình phải từ 510.000 đồng trở lên và cá bống tượng thấp nhất phải 390.000 đồng/kg người nuôi mới mong có lãi.
Cần một thị trường nghiêm túc
Để cho người nuôi cá có lãi, vấn đề cốt lõi là phải bảo đảm được sự cân đối giữa cung và cầu, khai thác thêm thị trường. Đồng thời, nhiều người nuôi cá tính toán lại thật kỹ bài toán chi tiêu trong sản xuất, cân đối lại nguồn nuôi. Không chỉ chú trọng tăng năng suất mà phải tính đến giảm chi phí.
Bên cạnh đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi thủy sản phải được hình thành và được quản lý. Công tác thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải kịp thời, đầy đủ. Có như thế nông dân mới an tâm sản xuất, phát triển kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình khép kín ở Vĩnh Long Làm giàu từ mô hình khép kín ở Vĩnh Long

Ông Lương Trung Nghĩa, 61 tuổi, ngụ ở xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm, Vĩnh Long) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho hiệu quả vượt trội.

24/09/2020
Độc đáo nuôi rươi trồng lúa năng suất cao Độc đáo nuôi rươi trồng lúa năng suất cao

Nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ sẽ cho hiệu quả rươi - lúa cao gấp 4 lần so với nuôi thông thường.

24/09/2020
Nữ thạc sỹ 9x làm nông nghiệp sạch Nữ thạc sỹ 9x làm nông nghiệp sạch

Nhận tấm bằng thạc sỹ nơi phố thị, cô gái trẻ Dương Thùy Lương đã trở về quê hương Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để cùng bà con nông dân làm nông nghiệp sạch.

01/10/2020
Trồng nấm rơm sạch mỗi tháng lãi hàng chục triệu đồng tại Thái Nguyên Trồng nấm rơm sạch mỗi tháng lãi hàng chục triệu đồng tại Thái Nguyên

Sau khi bỏ nghề xây dựng, anh Nguyễn Văn Tuyến tại Thái Nguyên đã quyết định về nhà trồng nấm rơm sạch, mỗi tháng kiếm vài chục triệu nhẹ nhàng.

08/10/2020
Ấn tượng mô hình lúa - cá - vịt Ấn tượng mô hình lúa - cá - vịt

Cấy lúa Hà Phát 3 theo hướng hữu cơ kết hợp thả cá và chăn vịt, người nông dân đã cải thiện kinh tế đáng kể khi mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.

09/10/2020