Cá chết trên kênh Tây

Cá bị ngộp, nổi đầu trên mặt nước.
7 giờ sáng 21.11, tại chân cầu K21 (thuộc địa bàn giáp ranh phường Ninh Sơn và xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh) có rất nhiều người đua nhau vớt cá, người bắt bằng tay, người dùng vợt, có người đi ghe để vớt cá các loại đang ngoi đầu trên mặt nước đớp bóng.
Người dân vớt được rất nhiều loại cá, có con nặng trên 1kg, chủ yếu cá rô phi, cá lăng, cá chẻm, cá mè…
Quan sát nước trong kênh, chúng tôi nhận thấy màu nước kênh khá đục, nhưng không bốc mùi hôi.
Về nguyên nhân gây nên hiện tượng cá ngộp nổi đầu ở kênh, theo Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà, hiện nay kênh đang trong giai đoạn được giảm nước để nạo vét, phục vụ cho vụ Đông xuân và Hè thu sắp tới; do mực nước quá thấp, một phần do nhà máy nước lấy nước nên dẫn đến nước bị đục.
“Có khả năng, khi mở nước lên để nhà máy lấy nước, cá theo con nước chảy ra kênh, bị ngộp nên nổi đầu trên mặt nước, chứ không có chất xả thải gì ra kênh cả”- Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà cho biết.
"Chiến lợi phẩm" của một thanh niên sau buổi sáng vớt cá ở kênh Tây.
Có mặt tại kênh K21, ông Lê Văn Khải- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh đánh giá: Theo thông tin là từ đầu tháng 11 đến nay nguồn nước ở đây đã bị cắt giảm để vệ sinh kênh;
Có thể do nguồn nước bị đục, cỏ bị phân hủy dẫn đến thiếu ôxy trong môi trường nước nên dẫn đến hiện tượng cá bị ngộp.
Trao đổi với phóng viên Báo Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường khẳng định
: Cá chết không có ai xả thải, mà là do cơ quan chức năng đang đóng kênh để sửa chữa, nên nước bị tù lại.
“Chúng tôi đã cử cán bộ phối hợp với Chi cục thủy sản Tây Ninh đến tại hiện trường để kiểm tra vụ việc”- ông Xuân cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.