Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cá chày mắt đỏ loài nuôi mới

Cá chày mắt đỏ loài nuôi mới
Ngày đăng: 17/07/2015

Đặc điểm sinh học

Chày mắt đỏ sống hoang dã ngoài tự nhiên, tại các thủy vực nước chảy: sông, suối và hồ chứa từ Trung Quốc đến phía Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cá thường sống ở tầng nước giữa và tầng mặt, phân bố trong các sông hồ từ Bắc vào Nam, được người dân vớt giống tự nhiên và nuôi trong các ao, đìa…

Thân cá dày, tương đối tròn, vẩy phủ đều toàn thân, thân và bụng có màu trắng và vàng nhạt, viền mắt màu đỏ tươi. Cá có tính ăn tạp, thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ và có khả năng tăng trưởng trọng lượng tối đa 4 kg sau 4 năm. Ngoài tự nhiên, cá thành thục và tham gia sinh sản sau một năm tuổi, kích cỡ từ 0,2 kg trở lên. Vào mùa sinh sản (tháng 4 - 6), cá ngược dòng lên thượng lưu các con sông, suối để tham gia sinh sản và đẻ trứng trôi nổi như các loài khác (cá mè, trôi, trắm…). Trứng cá sau khi thụ tinh, theo nước xuôi xuống hạ lưu, nở ra cá bột, dạt vào kênh mương, ao hồ; Cá sử dụng thức ăn là động, thực vật phù du, ấu trùng côn trùng, giun chỉ… Khi lớn ăn thêm mùn bã hữu cơ, rong bèo, rau xanh…

Tình hình nuôi

Trong tự nhiên, chày mắt đỏ được xếp vào hạng cá ngon, đặc sản, trong bữa cơm gia đình được ưu tiên cho người già và trẻ em. Hiện nay trên thị trường vẫn đang  hiếm loài cá này, do vậy nuôi cá chày mắt đỏ thương phẩm vẫn có tiềm năng lớn. Năm 2008, cá chày mắt đỏ đã được sinh sản nhân tạo thành công tại Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (tỉnh Bắc Ninh). Việc sản xuất giống nhân tạo thành công loài cá này vừa đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi vừa góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đến nay, giống cá này đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh phía Bắc.

Chày mắt đỏ nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loài cá khác trong ao đều mang lại hiệu quả. Nếu nuôi đơn cá trong ao đất với mật độ 2 con/m2 sử dụng thức ăn công nghiệp, sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 80%, cỡ cá trung bình 0,7 kg/con, hệ số thức ăn 2,5; năng suất ước đạt 8 - 10 tấn/ha. Với giá bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí sẽ mang lại lợi nhuận 90 - 120 triệu đồng/ha. Ngoài ra, cá còn có thể thả ghép trong ao cùng các loài khác (mè, trôi, trắm, chép, rô phi…) với tỷ lệ thả ghép chiếm 40 - 50%  tổng lượng cá trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con và tỷ lệ sống đạt trên 80%.

Hiện, nguồn giống cá được bán nhiều ở các đại lý và cơ sở sản xuất giống tại miền Bắc, với giá 300 - 500 đồng/con (cỡ 6 - 8 cm).

>> Cá chày giống (cỡ 8 - 12 cm/con) còn được các nhà hàng chế biến thành món ăn "cá chày bao tử", vị thơm ngon, bổ dưỡng. Đây là hướng mới có tính khả thi cao, bởi cá lớn rất nhanh ở giai đoạn giống, tỷ lệ sống cao (trên 75%), thời gian nuôi ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế.

Tags: ca chay mat do, ky thuat nuoi ca chay mat do, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùa Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùa

Thời gian vừa qua, nhiều địa phương ở ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa đầu mùa lớn bất thường làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột.

29/09/2015
Biện pháp phòng chống nóng cho tôm nuôi Biện pháp phòng chống nóng cho tôm nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, khu vực ven biển Trung Bộ sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8/2014.

29/09/2015
Phát triển văcxin vi khuẩn sống bằng cách chọn lọc đề kháng với các chất kháng khuẩn Phát triển văcxin vi khuẩn sống bằng cách chọn lọc đề kháng với các chất kháng khuẩn

Do việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh đã và đang dẫn đến đề kháng kháng sinh ở các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá, văcxin đưa ra một phương pháp kiểm soát thay thế để ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn.

29/09/2015
Thực hành cho tôm ăn Thực hành cho tôm ăn

Người nuôi nên cho tôm ăn ở mức độ vừa phải để tôm có cơ hội ăn hết và ăn càng nhiều thức ăn càng tốt. Cách làm này rất quan trọng xét về mặt kinh tế và cũng làm giảm lượng chất dinh dưỡng đầu vào trong ao.

29/09/2015
Missouri GAA nghiên cứu bệnh dịch EMS Missouri GAA nghiên cứu bệnh dịch EMS

Tại hội nghị gần đây ở Washington DC, Tiến sĩ George Chamberlain, người đứng đầu Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) đã có báo cáo tới các thành viên Viện Thủy sản Quốc gia về tình trạng hiện tại của hội chứng tôm chết sớm (EMS).

29/09/2015