Cá Bè Chết Bất Thường

Ngày 9.5, người dân nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua khu vực cảng Bến Kéo, thuộc ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh) phải chứng kiến toàn bộ đàn cá đang chuẩn bị thu hoạch chết trắng.
Ông Lâm Thanh Bình, Phó phòng TN-MT H.Hòa Thành, cho biết các cơ quan chức năng đã khảo sát, lấy mẫu nước sông phân tích, đánh giá nhưng hiện chưa có kết quả để xác định nguyên nhân.
Theo các hộ nuôi, cá bắt đầu có hiện tượng ngợp nước và chết dần từ ngày 2.5 đến nay theo hướng nghiêm trọng hơn. Hiện quanh khu vực cảng Bến Kéo có khoảng 32 hộ nuôi bị thiệt hại, trong đó hộ nuôi cá của anh Dương Thành Tuấn (39 tuổi) nuôi với số lượng lớn nhất.
Anh Tuấn cho hay, những ngày trước, mỗi ngày, bè cá anh chết khoảng 50 kg cá (chủ yếu là cá thác lác cườm) thì ngày 8.5 đã có khoảng 500 kg cá bị chết ngợp. Đến sáng 9.5, toàn bộ đàn cá hơn chục tấn gồm cá thác lác cườm, cá lóc, cá trê, cá tra... phải vớt lên bán đổ bán tháo.
Có thể bạn quan tâm

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...