Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Buốt Lòng Người Trồng Dâu

Buốt Lòng Người Trồng Dâu
Ngày đăng: 05/07/2014

Nhà vườn trồng dâu bòn bon ở các địa phương vùng ĐBSCL đang đứng ngồi không yên do dâu rớt giá thê thảm, chín rục rụng khắp vườn nhưng không bán được...

Ông Phạm Minh Hoàng - ngụ khu vực 3, phường Lái Hiếu, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang - kể: “Vườn nhà tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Mọi năm, thu hoạch xong khoảng ngày 23.6. Năm nay, chẳng có thương lái nào đến mua. Thu hoạch bán lẻ đã kéo dài cả tháng, nhưng chỉ bán được 3 cây. Năm 2013, bán được giá 5.000 đồng/kg, năm nay đầu vụ giá giảm còn 1.500 đồng/kg!”.

Hiện người trồng dâu ở huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ); huyện Châu Thành A, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), huyện Tịnh Biên (An Giang) rất khó khăn tìm “đầu ra”. “Chắc tôi và nhiều người sẽ đốn hết vườn dâu để chuyển sang trồng cây khác. Vườn dâu nhà tôi đã chín rục, trái đã rơi rụng khoảng 30 - 40%. Vụ này thất thu khoảng 50 triệu đồng” - ông Hoàng bộc bạch tiếp.

Bà Nguyễn Thị Hai - ngụ ấp Nhơn Thọ 2A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - cũng thấp thỏm: “Gia đình tui có 3,5 công dâu. Năm trước dâu thất mùa, nhưng thu lãi trên 10 triệu đồng. Năm nay trúng mùa, vậy mà phải chạy ra những vựa lớn kêu bán với giá 1.500 đồng/kg.

Mang đến tận nơi họ mới mua, nhưng chỉ mua vài trăm ký. Tiền mướn nhân công, thuê xe vận chuyển mỗi chuyến cũng bằng bán trên 200kg dâu”.

Không bán được cho thương lái, một số nhà vườn đành thu hoạch vài chục ký/lần, đem ra chợ hoặc để trước nhà bán lẻ. Ông Đặng Chí Hiếu - ngụ cùng địa phương với bà Hai - cho biết thêm: “Trồng dâu rất cực công thu hoạch, hầu hết nhà vườn phải thuê nhân công. Chi phí đầu tư thuê nhân công, phân bón, thuốc sâu…trên 5 triệu đồng. Vườn nhà tôi thu hoạch được 4 tấn dâu, bán giá 1.500 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 năm rồi”.

Ông Lê Văn Thương - chủ vựa trái cây ở huyện Phong Điền - cho biết: “Chưa năm nào dâu rớt giá mạnh như năm nay. Thông thường vào mùa mưa là mùa dâu xuất bán sang Campuchia với số lượng lớn. Năm nay, thị trường Campuchia không “ăn hàng” nên dội chợ, đẩy giá dâu xuống thấp; nhất là dâu bòn bon.

Các nhà vườn trồng dâu da xanh, dâu Gia Bảo, dâu xiêm… tuy giá giảm nhưng vẫn tiêu thụ được. Vụ dâu năm nay vựa của tôi nhập gần 10 tấn dâu bòn bon, không có “đầu ra” cuối cùng đành đổ bỏ…”.


Có thể bạn quan tâm

Cho Phép Tiếp Tục Nhập Giống Và Thả Giống Tôm Biển Trên Địa Bàn Huyện Bình Đại Và Ba Tri Cho Phép Tiếp Tục Nhập Giống Và Thả Giống Tôm Biển Trên Địa Bàn Huyện Bình Đại Và Ba Tri

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

01/06/2012
Nguy Cơ Thiếu Thịt Vào Cuối Năm Nguy Cơ Thiếu Thịt Vào Cuối Năm

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

22/06/2012
Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

16/08/2011
Tôm Chết Bất Thường Người Nuôi Lâm Cảnh Nợ Nần Tôm Chết Bất Thường Người Nuôi Lâm Cảnh Nợ Nần

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

02/06/2012
Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Trắng Hồ Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Trắng Hồ

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.

22/06/2012