Buốt Lòng Người Trồng Dâu

Nhà vườn trồng dâu bòn bon ở các địa phương vùng ĐBSCL đang đứng ngồi không yên do dâu rớt giá thê thảm, chín rục rụng khắp vườn nhưng không bán được...
Ông Phạm Minh Hoàng - ngụ khu vực 3, phường Lái Hiếu, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang - kể: “Vườn nhà tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Mọi năm, thu hoạch xong khoảng ngày 23.6. Năm nay, chẳng có thương lái nào đến mua. Thu hoạch bán lẻ đã kéo dài cả tháng, nhưng chỉ bán được 3 cây. Năm 2013, bán được giá 5.000 đồng/kg, năm nay đầu vụ giá giảm còn 1.500 đồng/kg!”.
Hiện người trồng dâu ở huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ); huyện Châu Thành A, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), huyện Tịnh Biên (An Giang) rất khó khăn tìm “đầu ra”. “Chắc tôi và nhiều người sẽ đốn hết vườn dâu để chuyển sang trồng cây khác. Vườn dâu nhà tôi đã chín rục, trái đã rơi rụng khoảng 30 - 40%. Vụ này thất thu khoảng 50 triệu đồng” - ông Hoàng bộc bạch tiếp.
Bà Nguyễn Thị Hai - ngụ ấp Nhơn Thọ 2A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - cũng thấp thỏm: “Gia đình tui có 3,5 công dâu. Năm trước dâu thất mùa, nhưng thu lãi trên 10 triệu đồng. Năm nay trúng mùa, vậy mà phải chạy ra những vựa lớn kêu bán với giá 1.500 đồng/kg.
Mang đến tận nơi họ mới mua, nhưng chỉ mua vài trăm ký. Tiền mướn nhân công, thuê xe vận chuyển mỗi chuyến cũng bằng bán trên 200kg dâu”.
Không bán được cho thương lái, một số nhà vườn đành thu hoạch vài chục ký/lần, đem ra chợ hoặc để trước nhà bán lẻ. Ông Đặng Chí Hiếu - ngụ cùng địa phương với bà Hai - cho biết thêm: “Trồng dâu rất cực công thu hoạch, hầu hết nhà vườn phải thuê nhân công. Chi phí đầu tư thuê nhân công, phân bón, thuốc sâu…trên 5 triệu đồng. Vườn nhà tôi thu hoạch được 4 tấn dâu, bán giá 1.500 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 năm rồi”.
Ông Lê Văn Thương - chủ vựa trái cây ở huyện Phong Điền - cho biết: “Chưa năm nào dâu rớt giá mạnh như năm nay. Thông thường vào mùa mưa là mùa dâu xuất bán sang Campuchia với số lượng lớn. Năm nay, thị trường Campuchia không “ăn hàng” nên dội chợ, đẩy giá dâu xuống thấp; nhất là dâu bòn bon.
Các nhà vườn trồng dâu da xanh, dâu Gia Bảo, dâu xiêm… tuy giá giảm nhưng vẫn tiêu thụ được. Vụ dâu năm nay vựa của tôi nhập gần 10 tấn dâu bòn bon, không có “đầu ra” cuối cùng đành đổ bỏ…”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.