Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Buôn Trái Cây Rừng Về Thành Phố

Buôn Trái Cây Rừng Về Thành Phố
Ngày đăng: 01/08/2014

Quả dâu, trái xay rừng, sim Lạng Sơn và Phú Quốc... được bán nhiều tại Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM với giá từ vài chục đến vài trăm nghìn một kg.

Chuyên viên ngân hàng nghỉ việc đi bán trái cây online

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

Nhờ đó, anh có thêm mối hàng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng... Hàng đóng theo thùng bằng gỗ có trọng lượng mỗi thùng từ 15 đến 30kg rồi chuyển đi các tỉnh.

Quả thanh mai loại cỡ lớn to gần bằng quả mận, có vị vừa chua, vừa ngọt dùng để ăn, ngâm đường và pha nước. Gần đây, thanh mai ở Quảng Ninh vào cuối vụ, số lượng hàng giảm dần trong khi khách vẫn có nhu cầu lớn nên chị Dung hợp tác với một số đầu mối tại Mai Châu (Hòa Bình), Sapa (Lào Cai)... để gom hàng chuyển đi các tỉnh. Trung bình 5 ngày chị Dung chuyển một chuyến hàng khoảng 2 tạ về Hà Nội. Còn ở các địa phương khác mỗi chuyến chị chuyển khoảng 50-60kg.

Anh Đạt, một người tại thị trấn Sapa, Lào Cai cũng chuyên giao quả thanh mai cho các đầu mối tại Hà Nội cũng cho biết bắt đầu bán mặt hàng này từ tháng 5, với mức giá từ 45.000-60.000 đồng một kg, tùy số lượng khách hàng đặt. Ngoài dâu rừng, anh còn bán cả táo mèo, hạt thông... Hiện số mối hàng của anh tại Hà Nội là trên 10 người.

"Trung bình 3-5 ngày họ gom xong đơn thì báo số lượng để mình gửi hàng xuống, mỗi người từ 30-50 kg thanh mai, còn lại là hạt thông và táo mèo", anh Đạt nói.

Quê chị Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội) ở Lạng Sơn, có rất nhiều đồi sim. Năm ngoái, mùa này sim chín nhiều, chị mua một ít xuống Hà Nội cho người thân, đồng nghiệp thấy mọi người rất thích. Do đó, năm nay từ đầu mùa, chị nhờ người thân ở quê thu gom rồi vận chuyển xuống Hà Nội vừa bán buôn, vừa bán lẻ với giá dao động từ 40.000 đến 55.000 đồng một kg.

"Mùa sim chín không dài, chỉ khoảng hơn 2 tháng. Có thời điểm quả chín rộ, người dân hái được nhiều thì giá rẻ hơn", chị Thảo nói. Chị cũng cho biết, việc khó khăn nhất là vận chuyển mặt hàng này từ Lạng Sơn về Hà Nội. Quả nhỏ, dễ bị dập nát nên nếu bất cẩn sẽ hỏng cả xe hàng. Vì thế, giá thu mua tại gốc rẻ, chỉ khoảng 10.000 -12.000 đồng mỗi kg nhưng phải bán ra mức cao.

Bên cạnh mặt hàng sim có nguồn gốc ở miền Bắc, một số shop online quảng cáo là bán sim được vận chuyển ra từ Phú Quốc, quả to và mọng hơn có giá lên tới 90.000-100.000 đồng mỗi kg.

Không chỉ Hà Nội có trái cây rừng, mà hiện nay tại TP HCM cũng trái cây rừng cũng khá đắt khách. Chị Trinh, một người chuyên bán trái cây rừng ở Bình Thạnh cho biết bán trái cây rừng cũng được một thời gian. Tuy nhiên gần đây, các mặt hàng nở rộ hơn, lượng khách tới mua cũng tăng nhiều so với thời kỳ đầu. Một tháng chị cũng bán được cho vài trăm khách.

Hiện chị bán các loại trái cây rừng như xay rim, trái mây, sấu và sim rừng... Các loại này được chị thu mua từ các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Kiên Giang…

“Những loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng vì không chứa chất bảo quản, hóa chất. Mặt khác chúng còn có tác dụng chữa bệnh”, chị Trinh nói.

Đối với trái xay rim loại ngon hũ 600gram chị bán với giá 210.000 đồng, 140.000 đồng cho hũ 300 gram. Trái này ăn chua chua ngọt ngọt nên rất nhiều chị em thích. Chị Trinh mô tả thêm, trái xay to chừng 2cm, hình bầu dục, lúc ở trên cây vỏ màu đen tuyền, mịn như nhung nhưng khi hái xuống quả chín thì đổi sang màu nâu hoặc màu vàng mơ. Vỏ bên ngoài khá giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ vỡ, để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, xốp và mềm.

Có nhiều khách một tháng đặt vài ba lần vì loại quả này không để được lâu. Còn sấu và sim rừng giá dao động 300.000-400.000 đồng một kg. Trái này cũng khá là hiếm, nhiều khi khách đặt hàng phải hơn 2 ngày mới có để giao

Không chỉ chị Trinh  mà chủ một cửa hàng ở quận 12 cũng cho biết, anh bắt đầu bán trái cây rừng từ cuối tháng 6. Dù mới chỉ bán được một thời gian nhưng lượng khách tới mua tăng lên rõ rệt. Tuần đầu chỉ vài chục khách nhưng hơn tháng nay số lượng khách đã lên tới vài trăm người.

“Dù vị các loại trái cây này khá lạ nhưng hầu hết khách ăn đều cảm thấy ngon, nhiều khách cho biết ăn xong thấy tiêu hóa dễ dàng hơn”, chủ cửa hàng ở đây cho biết.

Không chỉ đổ về TP HCM mà tại các địa phương cũng rất thịnh các loại trái cây rừng. Một số loại quả như măng cụt, dâu, vải, chôm chôm rừng cũng được người dân Gia Lai, Đăk Lak, Côn Đảo thu gom mạnh và bán rất chạy. Theo một người dân ở Côn Đảo, các loại nho và măng cụt rừng rất hiếm. Nhiều sản phẩm chưa kịp mang ra chợ đã hết hàng.


Có thể bạn quan tâm

Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).

13/11/2015
Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn

Tình hình thời tiết trong thời gian qua tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

13/11/2015
THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu

Tổ hợp tác (THT) nghề nuôi cút xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) do các cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

13/11/2015
Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.

13/11/2015
Nông nghiệp hút BIDV Nông nghiệp hút BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ dành khoản tín dụng khoảng 80.000 tỉ đồng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020.

13/11/2015