Buôn lậu đường cát tăng mạnh trên các tuyến biên giới

Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện gần 1.140 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, xử lý 1.068 vụ, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xử lý hình sự 16 vụ/21 đối tượng, xử lý hành chính 1.054 vụ, với tổng số tiền thu phạt hơn 6,3 tỷ đồng/496 vụ, trị giá hàng thu giữ 7,1 tỷ đồng, chủ yếu là các mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại, phân bón, đường cát...
Phương thức của các đối tượng vẫn là canh chừng, giám sát mọi hoạt động của lực lượng chức năng, thông tin cho nhau trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa trước khi qua biên giới, các đối tượng sang bao, chiết bao, chia nhỏ, mướn cư dân biên giới mang, vác hoặc dùng phương tiện thủy vận chuyển qua biên giới rồi đưa lên xe mô tô, xe gắn máy chạy tốc độ cao vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Trên toàn tuyến biên giới hiện nay có khoảng hơn 50 đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp và khoảng 500 - 600 đối tượng dân địa bàn tham gia và tiếp tay cho buôn lậu, trong đó chủ yếu là buôn lậu đường cát Thái Lan.
Theo lực lượng chức năng, nguyên nhân của việc buôn lậu đường cát tăng là do, địa bàn tỉnh An Giang đã triệt phá đường dây buôn lậu đường lớn nên các đối tượng chuyển hướng địa bàn. Đồng thời, mặt hàng này hiện nay dễ tiêu thụ, mỗi bao đường (50kg) vận chuyển từ biên giới về đến địa bàn Trung tâm TX.Hồng Ngự trừ chi phí, chênh lệch giá từ 50.000 – 70.000 đồng/bao/50kg, vì vậy các đối tượng đã lôi kéo một bộ phận dân cư ham lợi, không có việc làm đi buôn lậu. 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện, xử lý tịch thu trên 110 tấn đường cát nhập lậu.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh cho biết, các thủ đoạn, tính chất và quy mô buôn lậu thời gian qua rất phức tạp, nhất là mặt hàng đường cát và thuốc lá lậu. Các đối tượng buôn lậu rất manh động, liều lĩnh, chống đối quyết liệt để giành giật lại hàng khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Riêng đối với mặt hàng đường cát, hiện nay xuất hiện thủ đoạn mới là các đối tượng cho nước vào đường rồi đưa vào can nhựa 30 lít vận chuyển vào nội địa bán cho các cơ sở sản xuất, lò nấu đường phèn, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc xử lý tang vật.
Lực lượng chức năng dự báo diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có thể gia tăng, nhất là vào mùa nước nổi, thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán. Do đó, một trong những giải pháp căn cơ để kéo giảm nạn buôn lậu là phải có sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Bên cạnh đó, phải có biện pháp tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân trong việc không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm. Đặc biệt, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng biên giới, nhằm kéo giảm tình trạng người dân biên giới tiếp tay cho buôn lậu.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Thấy rõ hiệu quả, năm 2013 bà con ngư dân mở rộng diện tích nuôi, không những cải thiện môi trường ao nuôi mà còn cho lợi nhuận cao.

Đã có một thời, người ta gọi làng nuôi cá giống An Hòa Xương là làng của những người giàu, bởi nhà nào cũng có xe cúp, xe dream, tivi, tủ lạnh, ruộng đất mênh mông vì trúng cá tra, basa giống… Còn nay, làng này trở nên đìu hiu sau nhiều năm làm ăn thất bát!

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.