Bưởi Tân Triều Đạt Giá Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Hện nay đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, giá bưởi đang được các thương lái vào tận vườn thu mua là 200.000 đồng/ chục (chục là 12 trái), cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 40.000-60.000 đồng/chục.
Các nhà vườn trồng bưởi ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết hiện nay đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, giá bưởi đang được các thương lái vào tận vườn thu mua là 200.000 đồng/ chục (chục là 12 trái), cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 40.000-60.000 đồng/chục.
Đây cũng là mức giá bưởi cao nhất từ trước đến nay.
Riêng bưởi da xanh được thương lái mua với giá 40.000-45.000 đồng/kg. Hiện đầu ra của bưởi Tân Triều khá thuận lơi, một số thương lái ở thành phố Biên Hòa cho hay, bưởi Tân Triều có tiếng nên rất nhiều mối từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác đặt mua, nông dân trồng bưởi không chỉ trúng giá mà năng suất cũng cao hơn năm trước.
Toàn xã Tân Bình có 352ha bưởi đặc sản gồm các giống bưởi như đường lá cam, đường hồng, đường da láng... Trong đó, có 338ha đang cho thu hoạch.
Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Bình cho biết, xác định được giá trị thương hiệu của bưởi Tân Triều, trong các năm qua các ngành chúc năng của tỉnh và địa phương liên tục có những hoạt động thiết thực để cũng cố thương hiệu bưởi Tân Triều.
Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều. Việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho bưởi Tân Triều có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển giá trị thương hiệu bưởi nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời cũng góp phần tăng giá trị cạnh tranh cho loại nông sản này trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, Hợp tác xã nông nghiệp-dịch vụ Tân Triều (xã Tân Bình) cũng đã hướng dẫn bà con nông dân áp dụng khoa học-kỹ thuật trong việc trồng bưởi chuyên nghiệp như cho ra trái đồng đều, sản lượng lớn và có hương vị đặc thù và sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, an toàn đạt tiêu chuẩn Gap để cung cấp sản lượng ổn định, bền vững.
Ngoài ra, trên cơ sở được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn khu vực địa lý, hiện tỉnh đã quy hoạch phát triển trồng bưởi ở những vùng có lợi thế phát triển thuộc các xã như Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân An thuộc huyện Vĩnh Cửu lên đến hàng ngàn ha.
Nhiều đề tài khoa học nghiên cứu tuyển chọn giống bưởi có triển vọng và biện pháp thâm canh nâng cao hiệu quả sản phẩm bưởi Tân Triều đã được thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.
Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…