Bưởi Năm Roi Hút Hàng Vào Dịp Tết Ất Mùi

Do thời tiết bất lợi nên nhà vườn trồng bưởi trên địa bàn huyện Châu Thành (Hậu Giang) gặp khó khăn trong việc xử lý ra hoa đậu trái, từ đó sản lượng giảm chỉ còn khoảng 1/4 so với năm trước. Tuy nhiên, giá bưởi hiện nay tăng từ 2 - 3 lần khiến nhà vườn rất phấn khởi.
Theo đó, bưởi Năm Roi thương phẩm có giá từ 22.000 - 25.000 đồng/kg đối với loại I trên 1kg, loại II từ 16.000 - 21.000 đồng từ 800g đến dưới 1kg. Còn tại xã Phú Hữu và Phú Tân, huyện Châu Thành theo nhiều nhà vườn trồng bưởi cho biết, mấy ngày qua có nhiều thương lái đến hỏi mua bưởi Năm Roi bán tết.
Theo đó, giá bưởi Năm Roi loại 1kg trở lên có cành lá được các thương lái bao tiêu với giá từ 41.000 - 45.000 đồng/kg. Còn bưởi da xanh thương lái vô tận vườn đặt tiền cọc trước với giá 55.000 đồng/kg nhưng nhà vườn vẫn chưa bán.
Được biết, toàn huyện Châu Thành có 1.047ha bưởi Năm Roi đang cho trái, ước sản lượng bưởi Tết Ất Mùi này có khoảng 2.787 tấn trái và gần 12.000 trái bưởi hồ lô, 600 trái bưởi lễ Cát Tường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.