Bưởi Diễn trả công người kiên gan

Anh Thắng tâm sự: “Sống trong thời buổi người khôn của khó, mình có đất có vườn, chỉ cần tỉnh táo chọn đúng cây trồng sẽ thành công”.
Hiện, với hơn 7 sào đất trồng bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình anh thu hái hàng vạn trái bưởi. Do vợ chồng anh có kinh nghiệm, giỏi kỹ thuật nên trái bưởi đẹp, quả ngọt, được khách hàng ưa chuộng. Chị Nguyễn Thị Chúc (vợ anh Thắng) chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch, thương lái đổ đến nhà đặt mua đông như hội, gia đình tôi không có đủ bưởi để cung cấp, có nhiều người còn đặt trước tiền vụ sau nhưng tôi cũng không dám nhận”.
Chia sẻ về bí quyết trồng bưởi, chị Chúc cho hay: Muốn bưởi ngọt, sai quả, các chủ vườn không chỉ cần phòng trừ sâu bệnh tốt mà quan trọng phải chọn được giống bưởi chuẩn, đất trồng bưởi Diễn có tầng dày từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió vì gió sẽ làm quả dễ bị rơi rụng. Đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió. Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho bưởi Diễn, nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng, cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
Bà con muốn liên hệ trao đổi kinh nghiệm trồng bưởi với anh Nguyễn Văn Thắng, có thể gọi qua số điện thoại: 0977 610 640.
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, diện tích lúa xuống giống 2.171 ha chỉ đạt 85,14% so Nghị quyết, tuy nhiên năng suất đạt khá 45,24 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4 ha, giảm 1.088 ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất.

Nhận thấy ngư trường đánh bắt gần bờ ngày một khó khăn, sản lượng khai thác không cao, khoảng năm 2008, được sự hỗ trợ của Chính Phủ, bà con ngư dân ở xã Bình Thắng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, tiến hành cải tiến kĩ thuật, đóng mới và sửa chữa các tàu đánh bắt từ công suất dưới 90 mã lực lên công suất từ 90 mã lực để vươn ra khơi xa.

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tháng 7/2013

Thực hiện chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình nông thôn mới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại vận động nông dân thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.