Bưởi Diễn trả công người kiên gan

Anh Thắng tâm sự: “Sống trong thời buổi người khôn của khó, mình có đất có vườn, chỉ cần tỉnh táo chọn đúng cây trồng sẽ thành công”.
Hiện, với hơn 7 sào đất trồng bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình anh thu hái hàng vạn trái bưởi. Do vợ chồng anh có kinh nghiệm, giỏi kỹ thuật nên trái bưởi đẹp, quả ngọt, được khách hàng ưa chuộng. Chị Nguyễn Thị Chúc (vợ anh Thắng) chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch, thương lái đổ đến nhà đặt mua đông như hội, gia đình tôi không có đủ bưởi để cung cấp, có nhiều người còn đặt trước tiền vụ sau nhưng tôi cũng không dám nhận”.
Chia sẻ về bí quyết trồng bưởi, chị Chúc cho hay: Muốn bưởi ngọt, sai quả, các chủ vườn không chỉ cần phòng trừ sâu bệnh tốt mà quan trọng phải chọn được giống bưởi chuẩn, đất trồng bưởi Diễn có tầng dày từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió vì gió sẽ làm quả dễ bị rơi rụng. Đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió. Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho bưởi Diễn, nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng, cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
Bà con muốn liên hệ trao đổi kinh nghiệm trồng bưởi với anh Nguyễn Văn Thắng, có thể gọi qua số điện thoại: 0977 610 640.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện dịch heo tai xanh tại 8 hộ chăn nuôi gia đình, với tổng đàn heo 591 con, trong đó có 74 con chết và đã tiêu hủy 327 con.

“Nâng cao năng suất, chất lượng canh tác cà chua” là tên dự án do tỉnh Đông Flander (vương quốc Bỉ) tài trợ cho tỉnh Lâm Đồng và sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Đến nay, tỉnh Bình Định đã có 31.762 lượt hộ nông dân được vay vốn đầu tư phát triển SX, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển càng ngành nghề truyền thống...

Theo Sở NN-PTNT Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 84% khâu thu hoạch lúa.