Bưởi Diễn trả công người kiên gan

Anh Thắng tâm sự: “Sống trong thời buổi người khôn của khó, mình có đất có vườn, chỉ cần tỉnh táo chọn đúng cây trồng sẽ thành công”.
Hiện, với hơn 7 sào đất trồng bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình anh thu hái hàng vạn trái bưởi. Do vợ chồng anh có kinh nghiệm, giỏi kỹ thuật nên trái bưởi đẹp, quả ngọt, được khách hàng ưa chuộng. Chị Nguyễn Thị Chúc (vợ anh Thắng) chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch, thương lái đổ đến nhà đặt mua đông như hội, gia đình tôi không có đủ bưởi để cung cấp, có nhiều người còn đặt trước tiền vụ sau nhưng tôi cũng không dám nhận”.
Chia sẻ về bí quyết trồng bưởi, chị Chúc cho hay: Muốn bưởi ngọt, sai quả, các chủ vườn không chỉ cần phòng trừ sâu bệnh tốt mà quan trọng phải chọn được giống bưởi chuẩn, đất trồng bưởi Diễn có tầng dày từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió vì gió sẽ làm quả dễ bị rơi rụng. Đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió. Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho bưởi Diễn, nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng, cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
Bà con muốn liên hệ trao đổi kinh nghiệm trồng bưởi với anh Nguyễn Văn Thắng, có thể gọi qua số điện thoại: 0977 610 640.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều HTX gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động các dịch vụ thì HTX Hòa Thắng 2 lại tạo ra được nhiều lợi nhuận từ các dịch vụ của HTX. Trong năm qua, tất cả các dịch vụ tại HTX Hòa Thắng 2 đều mang lại lợi nhuận.

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.

Trước đây, tại các vùng núi cao ở Quảng Nam, nấm chò, nấm lim xanh tự nhiên mọc khá nhiều. Nhưng do người dân săn lùng nấm theo kiểu tận diệt nên món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng xứ Quảng dần cạn kiệt. Do đó, người dân cũng không còn ồ ạt đi hái nấm như trước mà chỉ tranh thủ những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy để vào rừng tìm nấm.

Hè thu 2014, vợ chồng anh Sáu Kế Xuyên ở xã Bình Trung (huyện Thăng Bình) gieo sạ 4 sào lúa. Nhờ sử dụng loại giống ngắn ngày nên đến gần giữa tháng 8 toàn bộ diện tích ấy đã kết thúc thời kỳ trổ đòng – ngậm sữa và bước vào giai đoạn chín.