Bưởi Diễn trả công người kiên gan

Anh Thắng tâm sự: “Sống trong thời buổi người khôn của khó, mình có đất có vườn, chỉ cần tỉnh táo chọn đúng cây trồng sẽ thành công”.
Hiện, với hơn 7 sào đất trồng bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình anh thu hái hàng vạn trái bưởi. Do vợ chồng anh có kinh nghiệm, giỏi kỹ thuật nên trái bưởi đẹp, quả ngọt, được khách hàng ưa chuộng. Chị Nguyễn Thị Chúc (vợ anh Thắng) chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch, thương lái đổ đến nhà đặt mua đông như hội, gia đình tôi không có đủ bưởi để cung cấp, có nhiều người còn đặt trước tiền vụ sau nhưng tôi cũng không dám nhận”.
Chia sẻ về bí quyết trồng bưởi, chị Chúc cho hay: Muốn bưởi ngọt, sai quả, các chủ vườn không chỉ cần phòng trừ sâu bệnh tốt mà quan trọng phải chọn được giống bưởi chuẩn, đất trồng bưởi Diễn có tầng dày từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió vì gió sẽ làm quả dễ bị rơi rụng. Đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió. Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho bưởi Diễn, nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng, cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
Bà con muốn liên hệ trao đổi kinh nghiệm trồng bưởi với anh Nguyễn Văn Thắng, có thể gọi qua số điện thoại: 0977 610 640.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.