Bưởi Da Xanh Tăng Mức Kỷ Lục

Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.
Toàn huyện có trên 1.000 ha bưởi, chủ yếu nông dân trồng giống bưởi Năm Roi, bưởi long và bưởi da xanh, tập trung nhiều ở các xã Long Khánh, Hội Xuân, Cẩm Sơn, Bình Phú, Hiệp Đức, Phú An và Thanh Hòa, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 14.000 tấn.
Theo nhiều nông dân cho biết, hiện tại thương lái đến tại vườn mua bưởi da xanh loại 1, trọng lượng bình quân khoảng 1,5 kg/trái, giá 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm 2012. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, trừ chi phí mỗi ha trồng bưởi da xanh nhà vườn thu lợi nhuận 250 triệu đồng. Nhờ trồng bưởi da xanh nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ hiệu quả vườn chuyên canh.
Hiện nay, nhà vườn ở các xã phía Nam huyện Cai Lậy tiến hành xử lý sầu riêng nghịch vụ. Theo nhiều nông dân cho biết, sau khi thu hoạch xong vụ trước, nông dân tỉa những chồi cành vô hiệu, bón thúc phân hữu cơ và vô cơ. Cây phục hồi ra đủ 2 cơi đọt, lá chuyển sang lụa sử dụng màng nylon đậy kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương đồng thời phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa đồng loạt. Khoảng 1 tháng hoa nhú mầm, vỡ mũ tưới nước, bón phân.
Từ ngày ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng rưỡi, mùa nghịch thu hoạch từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, thương lái đến tại vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với mùa thuận, trừ chi phí mỗi ha nhà vườn thu lợi nhuận 300 triệu đồng.
Thông qua xử lý mùa nghịch giúp nhà vườn khắc phục tình trạng "Được mùa, thất giá". Tuy nhiên, do lạm dụng xử lý mùa nghịch nhiều vụ liên tiếp, nhà vườn chăm sóc không đúng kỹ thuật làm cho cây suy, giảm năng suất hoặc bệnh xì mủ thân làm cây chết.
Có thể bạn quan tâm

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.

Nhiều năm đam mê với cá cảnh, kỹ sư công nghệ thông tin Lê Văn Huệ “chinh phục” rất nhiều loài cá cảnh khó tính để cung cấp cho thị trường. Cá cảnh của anh không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Đài Loan…

Bộ Tài chính cho biết theo kiến nghị của Tập đoàn Hóa chất, nếu so với cùng kỳ năm 2013 thì 4 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm 5,8%, doanh thu giảm 10,6%, tồn kho 685.000 tấn, trong đó urê tồn 138.000 tấn, NPK tồn kho 279.000 tấn…

Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế có tiếng là đất rau má vì ở đây có diện tích trồng rau má lớn nhất cả nước với hơn 40 hecta, mang lại thu nhập cao và ổn định cho hơn 200 hộ dân. “Ông tổ” của nghề trồng rau má tại Quảng Thọ chính là ông Cao Quảng Thiện.