Bưởi Da Xanh Tăng Mức Kỷ Lục

Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.
Toàn huyện có trên 1.000 ha bưởi, chủ yếu nông dân trồng giống bưởi Năm Roi, bưởi long và bưởi da xanh, tập trung nhiều ở các xã Long Khánh, Hội Xuân, Cẩm Sơn, Bình Phú, Hiệp Đức, Phú An và Thanh Hòa, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 14.000 tấn.
Theo nhiều nông dân cho biết, hiện tại thương lái đến tại vườn mua bưởi da xanh loại 1, trọng lượng bình quân khoảng 1,5 kg/trái, giá 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm 2012. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, trừ chi phí mỗi ha trồng bưởi da xanh nhà vườn thu lợi nhuận 250 triệu đồng. Nhờ trồng bưởi da xanh nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ hiệu quả vườn chuyên canh.
Hiện nay, nhà vườn ở các xã phía Nam huyện Cai Lậy tiến hành xử lý sầu riêng nghịch vụ. Theo nhiều nông dân cho biết, sau khi thu hoạch xong vụ trước, nông dân tỉa những chồi cành vô hiệu, bón thúc phân hữu cơ và vô cơ. Cây phục hồi ra đủ 2 cơi đọt, lá chuyển sang lụa sử dụng màng nylon đậy kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương đồng thời phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa đồng loạt. Khoảng 1 tháng hoa nhú mầm, vỡ mũ tưới nước, bón phân.
Từ ngày ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng rưỡi, mùa nghịch thu hoạch từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, thương lái đến tại vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với mùa thuận, trừ chi phí mỗi ha nhà vườn thu lợi nhuận 300 triệu đồng.
Thông qua xử lý mùa nghịch giúp nhà vườn khắc phục tình trạng "Được mùa, thất giá". Tuy nhiên, do lạm dụng xử lý mùa nghịch nhiều vụ liên tiếp, nhà vườn chăm sóc không đúng kỹ thuật làm cho cây suy, giảm năng suất hoặc bệnh xì mủ thân làm cây chết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các đơn vị chức năng của thành phố đang tích cực động viên ngư dân bám biển khai thác; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực khai thác, bảo quản sản phẩm, phòng tránh thiên tai trên biển cho ngư dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để ngư dân yên tâm sản xuất.

Dù chưa về đến cảng Sa Kỳ nhưng tàu cá của ngư dân Đỗ Thanh Huy, ngụ thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã được rất nhiều đầu nậu và thương lái chờ đợi. Về điều này, theo giải thích của một đầu nậu tên Lan là bởi “nghe tin tàu chú Huy toàn cá chuồn xanh.

Với những quyết tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, người sản xuất giống, người nuôi và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Hy vọng vụ tôm 2015 sắp tới sẽ đạt những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra trong đề án tái cơ cấu ngành thủy sản.

Cũng như nhiều hộ khác nuôi tôm ở trong vùng, ông Hòa mong muốn được các cơ quan nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho nuôi tôm và hoàn chỉnh hệ thống điện 3 pha phục vụ việc nuôi tôm thâm canh. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu và phổ biến nhanh đến người nuôi tôm các biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh cho tôm nuôi - nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp, nhằm giúp người nuôi giảm được rủi ro do dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả của nghề nuôi tôm ở địa phương.

Tham gia vào Hội có 50 thành viên. Mục đích chính của Hội là xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh có tổ chức theo hướng thương mại hóa, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các hội viên trong sản xuất, kinh doanh "cá Tràu tiến vua".