Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi da xanh cây trồng đột phá

Bưởi da xanh cây trồng đột phá
Ngày đăng: 23/10/2015

Bưởi da xanh có giá tại vườn khoảng 40-45 ngàn/kg, 1 ha bưởi từ sau 5 năm trở đi có thể cho sản lượng khoảng 30 tấn trái. 

Vài năm trở lại đây, phong trào trồng bưởi da xanh được nhiều hộ nông dân ở xã Bảo Quang ra sức đầu tư phát triển.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh khiến nhiều hộ trong xã không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Thương hiệu bưởi da xanh Bảo Quang đang ngày càng được thị trường đón nhận.

Cây bưởi da xanh đang là cây trồng đột phá kinh tế của người dân xã Bảo Quang.

Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi da xanh của anh Trần Ngọc Cơ, ấp 18 Gia Đình, một trong những vườn bưởi mẫu, có quy mô và được đầu tư bài bản nhất xã Bảo Quang.

Lúc này, vợ chồng anh Cơ đang miệt mài kiểm tra chất lượng trái trước khi xuất bán cho thương lái.

Để có được vườn bưởi hái tiền tỷ mỗi năm này, đối với anh Cơ đó là cả một quá trình vươn lên, dám nghĩ dám làm.

Anh Cơ tâm sự: “Trước đây, hầu hết nông dân trong xã đều trung thành tuyệt đối với cây cà phê nhưng thu nhập rất bấp bênh.

Sau đó, cơn sốt hồ tiêu bùng lên tại địa phương, hàng trăm hộ nông dân lại vội vàng chặt bỏ cà phê, hồ hởi chuyển sang trồng tiêu. Gia đình tôi không bị cuốn theo “cơn lốc” lợi nhuận ấy.

Tuy nhiên, khi hàng trăm gốc hồ tiêu trong vườn chuẩn bị cho thu hoạch thì chúng lần lượt bị héo dây, rũ lá, thấy hết hy vọng nên buộc tôi phải nhổ bỏ để cải tạo lại vườn”.

Theo anh Cơ, sau đợt đó, anh không chạy theo phong trào “trồng chặt, chặt trồng” nữa vì thấy không bền vững nên quyết tâm đi tìm một loại cây trồng mới, đột phá làm kinh tế.

Tình cờ được người bạn giới thiệu về mô hình trồng bưởi da xanh ở các tỉnh miền Tây cho hiệu quả kinh tế rất cao, anh Cơ lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm rồi mua cây giống về trồng.

Lúc đầu, anh chỉ trồng thử vài chục cây bưởi giống xen vào những trụ tiêu vừa bị chết.

 Chỉ sau 3 năm những gốc bưởi này đồng loạt cho trái bói, mỗi cây trung bình đậu được gần 20 quả, thu về trên dưới 50 triệu đồng.

Trên đà phát triển, anh Cơ mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích vườn tiêu sang trồng bưởi da xanh.

Đến nay, gia đình anh đã có vườn bưởi rộng đến 2,5 ha với 200 gốc bưởi lớn đã 9 năm tuổi và 150 gốc bưởi nhỏ 4 năm tuổi, mỗi năm thu 40 - 45 tấn bưởi thương phẩm.

Với giá bán được thương lái thu mua tận vườn ổn định 40.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh thu về trên dưới 1,5 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh bỏ túi gần 1 tỷ đồng tiền lãi.“So với cây cà phê thì hiệu quả kinh tế từ cây bưởi mang lại gấp hàng chục lần, con số này tương đương với trồng hồ tiêu.

Hơn nữa, khi chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như bưởi da xanh sẽ giúp người nông dân giảm thiểu rất nhiều rủi ro.

Chưa bao giờ tôi thấy bưởi da xanh tại địa phương gặp khó về đầu ra”, anh Cơ nói.

Theo kinh nghiệm của anh Cơ, bưởi da xanh là loại cây trồng rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

Đây là loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, ít dịch bệnh.

Thị trường tiêu thụ bưởi da xanh hiện nay rất thuận lợi.

Bưởi da xanh có giá trung bình khoảng 40.000 đồng/kg, gia đình anh thu hoạch được bao nhiêu, thương lái vào thu mua hết bấy nhiêu.

Trao đổi với PV, ông Trần Công Nghị, Chủ tịch UBND xã Bảo Quang cho biết: “Nhiều năm trước, người dân trong vùng không ai nghĩ có thể trồng được bưởi da xanh ở đây.

Việc bà con mạnh dạn đưa cây bưởi da xanh vào sản xuất tại địa phương là một hướng đi mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Bởi địa bàn xã Bảo Quang nói riêng và TX Long Khánh nói chung là vùng chuyên canh các loại cây ăn trái.

Cùng với việc khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh, địa phương còn đang vận động bà con tham gia thành lập các tổ hợp tác, liên kết SX để tạo tiền đề xây dựng các mô hình SX bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP”.

 Theo ông Nghị, phong trào trồng bưởi da xanh được bà con trong xã phát triển mạnh từ 5 năm trở lại đây.

Qua thực tiễn sản xuất tại một số hộ dân cho thấy, cây bưởi da xanh rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Nếu canh tác tốt, mỗi năm loại cây này có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.

Hiện nay, diện tích trồng bưởi da xanh trên địa bàn xã đã phát triển lên 60 ha, trong đó 40 ha đang cho thu hoạch trái ổn định...


Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

25/11/2014
Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

25/11/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

25/11/2014
Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

25/11/2014