Bước tiến công nghệ trong ngành sản xuất lúa gạo

Tiến bộ trong khoa học được kỳ vọng sẽ tạo ra một giống lúa mới, có nhiều ưu điểm hơn trong tương lai
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và BGI (trước đây là Viện Gien Bắc Kinh) vừa lần đầu tiên xác định được chính xác cấu trúc di truyền của hơn 3.000 giống gạo khác nhau, theo CNBC.
Marco van den Berg, giám đốc công nghệ IRRI cho hay giờ đây, các nhà chọn giống có thể sử dụng các dữ liệu trình tự gien để xác định và xây dựng cây trồng mang các đặc tính tốt. Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động nghiên cứu lúa gạo.
Bằng cách xác định AND của các giống lúa, giới nghiên cứu kỳ vọng sẽ cải thiện được chất lượng tổng thể của việc canh tác lúa gạo. Các đặc điểm tốt đang được nhắm đến để phát triển bao gồm chất lượng dinh dưỡng cao hơn, khả năng chịu đựng sâu hại, dịch bệnh, lũ lụt và hạn hán tốt hơn, giảm tải việc thải ra khí nhà kính.
“Bộ dữ liệu này cung cấp khả năng truy cập tới hàng triệu chỉ dấu di truyền có thể được dùng để tạo ra loại cây trồng bền vững hơn trong tương lai: loại cây trồng cần ít nước, phân bón và thuốc trừ sâu”, Rod Wing, giám đốc Viện Genomics Arizona tại Đại học Arizona, nói.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên, một số lượng lớn giống cây trồng của một loại lương thực chính được giải mã trình tự gien và công bố công khai. Việc này sẽ giúp phát triển các loại cây trồng cho ra năng suất cao hơn, trong bối cảnh các mối đe dọa về môi trường đang gia tăng, giúp củng cố an ninh lương thực thế giới.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2015 - 2016 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây. Lý do là vì nguồn cầu vượt quá sức cung khi các nước sản xuất lúa gạo chính chật vật với lũ lụt, hạn hán và tình hình thời tiết tiêu cực.
“Lượng gạo tồn kho của các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu - bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam - đang ở mức thấp nhất trong 4 năm là nguyên nhân góp phần giảm nguồn cung lúa gạo toàn cầu”, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, gạo là lương thực chính của hơn một nửa số dân trên toàn thế giới. Dân số toàn cầu vốn được dự báo là sẽ vượt qua con số 9,6 tỉ người vào năm 2050.
Có thể bạn quan tâm

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.