Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bức Xúc Việc Chi Trả Bảo Hiểm Tôm Nuôi

Bức Xúc Việc Chi Trả Bảo Hiểm Tôm Nuôi
Ngày đăng: 29/06/2013

Bảo hiểm trên tôm nuôi đang là giải pháp giúp người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) giảm bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận tiền chi trả để tái sản xuất sau hơn 2 tháng tôm nuôi bị thiệt hại và được xác minh.

Theo quy trình xác minh tôm bị dịch bệnh thuộc diện chi trả của bảo hiểm trên tôm nuôi mà đơn vị Bảo Minh Cà Mau thực hiện, thì diện tích ao nuôi bị dịch bệnh được sự xác nhận theo quy trình từ UBND cấp xã, chi cục thú y, phòng nông nghiệp huyện.

Khi đủ thủ tục thì đại lý của Công ty Bảo Minh hoàn thiện hồ sơ với khoảng thời gian 30 ngày không tính ngày lễ và chủ nhật.

Ông Trịnh Hoàng Khanh, Giám đốc Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau, cho rằng, theo quy định của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, những hợp đồng trên 200 triệu đồng thì Bảo Minh Cà Mau không đủ thẩm quyền giải quyết, mặc dù tài khoản ngân hàng của Bảo Minh Cà Mau mở thấu chi 500 triệu đồng mỗi ngày.

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghiệp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, bức xúc: “Những hợp đồng lớn trên 200 triệu đồng, phía bảo hiểm phải đưa ra Bộ Tài chính ký duyệt thì công ty mới chi trả. Đây là một bức xúc rất lớn cho người nuôi tôm, bởi nếu hộ nuôi trên 10 đầm thì số tiền mua bảo hiểm trên 700-800 triệu đồng”.

Ông Khiếm cho biết thêm: “Trong văn bản hợp đồng, phía công ty bảo hiểm ghi rất cụ thể: Nếu công ty bảo hiểm bán cho chúng tôi trong 7 ngày mà chúng tôi không trả tiền bảo hiểm thì công ty sẽ cắt hợp đồng. Khi tôm tôi thiệt hại được xác minh thì trong 30 ngày không kể ngày lễ hay chủ nhật, công ty phải bồi thường thiệt hại. Nhưng thực tế nhiều hộ dân chờ bồi thường hợp đồng trên 2 tháng nhưng chưa được giải quyết”.

Ông Nguyễn Văn Khởi, thành viên HTX nuôi tôm công nghiệp xã Hoà Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đến đại lý bảo hiểm hỏi thì chỉ nhận được câu "ráng chờ thêm vài ngày” trong khi thời điểm xác minh hợp đồng từ ngày 22/1/2013. Chúng tôi không biết đến bao giờ mới được bồi thường”.

Đây là một vướng mắc trong sinh kế đối với người nuôi tôm đã mua bảo hiểm, bởi nuôi tôm là nghề duy nhất của nhiều nông dân. Không được bồi thường theo hợp đồng, người nuôi tôm không có tiền đầu tư tái sản xuất, trong khi phải mua con giống, phân, thuốc, hoá chất và thức ăn ký nợ. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nuôi tôm trong tỉnh sẽ khó mặn mà với loại hình bảo hiểm này.

Do đó, các ngành chức năng cần sớm xem xét, giải quyết kịp thời những bất cập trong việc mua và bồi thường hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp cho người dân. Có như thế thì nghề nuôi tôm mới được bền vững hơn.


Có thể bạn quan tâm

Quít Đường Nghịch Vụ Tăng Giá Quít Đường Nghịch Vụ Tăng Giá

Theo nhiều nhà vườn tại Long Mỹ (Hậu Giang), giá quít đường đang ở mức cao do bước vào vụ nghịch, nguồn cung khan hiếm. Thương lái thu mua tại vườn với giá từ 35.000-37.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng so với tháng trước), giá bán lẻ tại các chợ là 40.000-55.000 đồng/kg.

19/03/2014
Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.

22/02/2014
Nuôi Lươn Không Bùn Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Lươn Không Bùn Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

19/03/2014
Quy Hoạch Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quy Hoạch Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.

22/02/2014
Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

19/03/2014