Bức tranh HTX không sáng do bệnh thành tích

Trong chuỗi giá trị nông sản, vai trò doanh nghiệp, nhà khoa học là quan trọng, nhưng người nông dân giữ vai trò quyết định, bởi họ là chủ nhân của sản phẩm nông nghiệp.
Để tăng lợi ích của hơn 10 triệu hộ nông dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nước giao thương với Việt Nam, thì kinh tế hợp tác, xây dựng HTX có vị trí đặc biệt quan trọng.
Hiện tại, cả nước có 10.446 HTX nông nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm, diêm nghiệp...; đã góp phần không nhỏ trong chuỗi hoạt động cung ứng giống, vật tư, KHKT... và liên kết với doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Song, “giấc mơ” HTX là nơi “hội tụ làm giàu” của người nông dân vẫn khó trở thành hiện thực khi còn 60–70% HTX hoạt động cầm chừng; 20–30% HTX phải ngừng hoạt động, do khó khăn lớn về: Công nợ, quản lý tài sản, cách thức tổ chức sản xuất khi chuyển đổi mô hình, hoặc thành lập HTX mới theo Luật 2012.
Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là:
Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.
Dẫn đến, nhiều địa phương loay hoay, chưa kể đến dưới luật còn 160 văn bản hướng dẫn, khiến cho việc thành lập HTX mới và hoạt động theo luật của các HTX lâm vào tình trạng “xóa bỏ thì vi phạm, đi lên thì nặng như đá buộc vào chân”.
Kinh tế hợp tác, xây dựng HTX kiểu mới đang là “điểm nghẽn” trong tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
Nhưng rồi, chính trong khó khăn ấy, lại “sáng lên” những nhân tố mới, điển hình như: HTX Quý Hiền (Lào Cai), Thủy Thanh (Thừa Thiên – Huế), HTX trồng, xuất khẩu thanh long (Tiền Giang) và trồng rừng Huổi Liệp (Sơn La)...
Qua phân tích nhân sự và bộ máy, phương thức hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của các HTX kiểu mới điển hình, ta thấy ở đó: Nông dân nắm vững luật, tự nguyện góp vốn.
HTX không xóa bỏ, làm thay vai trò chủ hộ sản xuất và tự hạch toán kinh tế, mà bằng việc cung cấp các dịch vụ đầu vào, với giá thấp hơn, có chất lượng hơn cùng với việc quy hoạch sản xuất, tổ chức tiêu thụ hàng hóa của thành viên.
Đặc biệt quan trọng là công tác tài chính, kế toán công khai, minh bạch, công bằng giữa tập thể với thành viên... đã tạo dựng được niềm tin bền vững giữa cán bộ với thành viên, thành viên với thành viên – đó là “động lực kép” trong tổ chức lại SXNN; duy trì được sự nỗ lực sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân, tiếp nhận tối đa sự hỗ trợ của
Nhà nước, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.

Xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đã có bước tăng trưởng mạnh về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhưng đang có nhiều tiềm ẩn bất trắc. Vì vậy, việc khai phá các thị trường khó tính đang được ngành nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hết sức quan tâm.

Ngày 12/8/2014, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm măng cụt cho Hợp tác xã Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và sản phẩm quýt đường cho Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đến nay, Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP là măng cụt, quýt đường và thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long.

Quản lý dịch chổi rồng ở ĐBSCL thời gian qua chưa thật sự hiệu quả. Đó là nhận định chung được đưa ra tại hội nghị quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn và chôm chôm do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vừa qua tại Vĩnh Long.