Bông Thiên Lý Được Giá

Với giá bán 45- 50.000 đồng/kg, người trồng bông thiên lý ở Cà Mau đang có nguồn thu nhập khá từ loài cây đa năng này.
Ông Phạm Văn Hào, ngụ ấp Nghĩa Hiệp, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước cho biết, thiên lý rất dễ trồng, vừa để làm cây cảnh, vừa làm rau ăn. Đặc biệt còn có tác dụng chữa bệnh. Thời gian gần đây nhiều người đã biết đến giá trị của bông thiên lý nên giá cả cao và ổn định hơn.
Cứ 3 ngày, ông Hào cắt bông thiên lý bán cho bạn hàng từ 15-20 kg, mỗi kg có giá từ 45-50.000 đồng. Hiện tại, ông có gần 1 ha đất trồng bông thiên lý. Với điều kiện thị trường tiêu thụ ngày càng rộng mở, ông Hào đang dự định mở rộng thêm diện tích trồng bông thiên lý.
Theo kinh nghiệm của các hộ dân trồng thiên lý xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) mỗi năm thiên lý cho 2 vụ thu hoạch bông, mỗi vụ thu hoạch kéo dài khoảng 5 tháng. Thiên lý ra bông nhiều nhất vào mùa thuận là khoảng từ tháng 2 đến cuối tháng 7. Trung bình mỗi dây thiên lý bán bông được 2 kg, cho thu nhập khoảng 100.000 đồng.
Còn theo các thương lái thu mua, mùa nghịch giá thiên lý có thể tăng lên đến 60-70.000 đồng/kg. Dịp gần tết khi thiên lý ít bông, mặt hàng này rất hút khách, có lúc lên đến gần 100.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.