Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Cam

Đặc biệt trong phân bón có hàm lượng vôi cao đã cải tạo đất nâng độ pH của đất thích hợp cho cây cam sinh trưởng phát triển.
Các thực nghiệm nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây cam đều khẳng định cây cam cần các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, ma nhê, kẽm, bo, môlípđen, đồng thời cây cam thích nghi trong điều kiện đất có độ pH từ 5 - 6,5 tầng đất dày trên 1m và mạch nước ngầm sâu, đất dễ thoát nước.
Trong thực tế canh tác hiện nay bà con nông dân mới chỉ bón các yếu tố phân bón đa lượng (NPK) song vẫn chưa cân đối. Hầu hết chưa sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho nên cây cam đậu quả kém dễ nhiễm sâu bệnh, độ đồng đều của quả thấp, giai đoạn quả chín hay nứt quả và ảnh hưởng lớn đến chất lượng.
Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu của cây cam Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời sản phẩm phân bón NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen... với những tỷ lệ thích hợp chuyên dùng cho cây cam. Điểm khác biệt là các chất dinh dưỡng ở trong phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi mà nằm trong đất cung cấp dinh dưỡng lâu bền cho cây cam. Đặc biệt trong phân bón có hàm lượng vôi cao đã cải tạo đất nâng độ pH của đất thích hợp cho cây cam sinh trưởng phát triển.
Để bà con nông dân chăm bón cho cây cam đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:
* Chủng loại phân bón:
NPK 5.10.3 dạng viên (N = 5%, P2O5 = 10%; K2O = 3%; S = 2%; MgO = 9%; CaO = 15%; SiO2 = 14%) và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co... Tổng dinh dưỡng 58%
NPK 16.6.16 (N= 16%; P2O5 = 6%; K2O = 16%; S = 2%; MgO = 5%; CaO = 8%; SiO2 = 7%) và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co... Tổng dinh dưỡng 60%.
* Liều lượng bón : Bón nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như độ phì đất, tuổi cây, giống... Lượng phân ĐYT - NPK Văn Điển bón cho 1 cây cam/năm được khuyến cáo như sau:
* Thời kỳ bón và lượng bón:
- Bón lần 1 (đón hoa): Tháng 1 - 2 bón 60% lượng NPK 16.6.16 Văn Điển.
- Bón lần 2 (thúc quả): Khi quả bằng ngón tay: Bón 40% lượng NPK 16.6.16 Văn Điển còn lại.
- Bón lần 3: Sau thu hoạch quả khoảng 25 - 30 ngày. Bón 100% NPK 5.10.3 Văn Điển.
Cách bón: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20 - 25cm, sâu 5 - 10cm, rải phân sau đó lấp đất kín phân.
- Riêng bón phân lần 3 sau thu hoạch quả tháng 11, tháng 12. Đào rãnh cách gốc 1m, sâu 5 - 15cm, rộng 20 - 25cm, rải phân hữu cơ hoai và 100% lượng phân NPK 5.10.3 sau đó lấp đất kín.
Lưu ý: Bón NPK Văn Điển cho cây cam, cây khoẻ, lá xanh sáng, lá dày, ít nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả bóng có độ đồng đều cao, không nứt quả chín đều, độ ngọt cao, bảo quản lâu dài sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu đông thời tiết khô hanh, cây cam trồng trên diện tích vườn đồi thường hay bị khô hạn do đất dốc nên phải tủ gốc để giảm thiểu sự bốc hơi nước ở gốc.

Vợ chồng anh Đặng Văn Thắng quyết định mắc màn cho cam - một phương pháp bảo vệ cây trồng mới, đem lại hiệu quả bất ngờ trong sản xuất

Mô hình trồng cam sành mới được Sóc Trăng áp dụng gồm hai nội dung chính là: quản lý tổng hợp bệnh vàng lá gân xanh một cách hiệu quả và các kỹ thuật cơ bản

Kỹ thuật trồng cây Cam canh làm sao cho quả sai, trái ngọt cho trái quanh năm nếu biết cách cắt tỉa sao cho chuẩn nhất.

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh không phải đơn giản nếu ở diện tích lớn. Tuy nhiên nếu biết cách áp dụng các bước kỹ thuật trồng cơ bản sẽ cho năng suất cao.