Bón Phân Giúp Xoài Ra Hoa Sớm Để Thu Trái Nghịch Vụ

Sau khi thu hoạch trái vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.
Đặc biệt, cần chú trọng phân chuồng và phân lân trong giai đoạn này. Lượng phân bón nhiều hay ít tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh trưởng của cây (cây to, nhiều tuổi nên bón nhiều phân hơn).
- Từ 4-5 năm tuổi: 10-15 kg phân hữu cơ + 2-3 kg NPK mỗi gốc.
- Từ 10-12 năm tuổi: 20 kg phân hữu cơ + 4-5 kg NPK mỗi gốc, sau đó tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây.
Đến khoảng đầu tháng 8 dương lịch (tháng 6 âm lịch), tiến hành cắt tỉa lần 2 (tỉa chồi vượt, chồi không đạt tiêu chuẩn) rồi hòa 1-2 kg tưới quanh gốc đồng thời xịt phân bón lá ba lần, mỗi tuần một lần.
Sau tỉa cành, bón phân lần 2, xoài sẽ ra chồi, lá non, chờ khoảng 45-75 ngày cho lá già. Trước khi phun KNO3 khoảng 20-30 ngày không được tưới nước cho cây. Phun với nồng độ 1,5-2% (có thể hòa KNO3 với Atonik hoặc 8 g Thiên nông + 10 cc Agriplex vào một bình 10 lít phun thật đều, ướt đẫm tán lá).
Lưu ý: KNO3 chỉ có tác dụng phá vỡ tình trạng mầm ngủ chứ không có tác dụng giúp cây chuyển chồi thành mầm hoa hay ép ra hoa.
Khoảng ba tuần và 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón đạm và ka-li theo tỷ lệ 1:1, có thể bón NK hoặc phân đơn: 0,4-1 kg u-rê +0,3-0,5 kg kali/gốc/lần.
Có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây dưới dạng phân bón qua lá bằng các loại có chứa vi lượng. Phun khoảng ba lần, mỗi lần cách nhau ba tuần, phun lần đầu lúc 2-3 tuần sau khi đậu trái. Trong giai đoạn này không nên bón phân lân vì phân lân thường khó phân giải, muốn cây hút được phân lân nuôi trái, nên bón vào giai đoạn sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa.
Có thể bạn quan tâm

Viện Khoa kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) giới thiệu và khuyến cáo bà con nông dân, đặc biệt là các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đưa giống xoài Vân Du XPH11 vào trồng trong cơ cấu cải tạo vườn tạp nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống.

Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội giống xoài từ Trung Quốc và Australia để chọn lọc được một số giống xoài, trong đó có giống GL1 và GL6 có khả năng sinh trưởng và phát triển ở các tỉnh phía Bắc cho năng suất cao, thâm canh tốt.

Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể ở một số tỉnh ĐBSCL. Song song với sự gia tăng diện tích, dịch hại trên xoài cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Trong đó, bệnh thán thư là phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng trên năng suất và phẩm chất trái.

Kích thước nhỏ như con rầy nâu gây hại lúa, mình có màu xanh nhạt, thường nhảy trong lá phát ra những tiếng lóc cóc nên rất dễ phát hiện. Rầy chích hút nhựa làm lá không phát triển được, hoa bị khô và rụng; quả non sau khi đậu không phát triển được sẽ bị teo và rụng dần. Chất thải của rầy dính trên lá là môi trường sông và nguồn thức ăn cho lớp nấm màu đen bám và lan trên mặt lá, làm giảm sự quang hợp.

Mặc dù xoài thường ra hoa rất nhiều nhưng rụng hoa, rụng trái non cũng không ít, đôi khi tỷ lệ rụng hoa và trái non lên đến 99%. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống tình trạng này ở xoài.