Bón Phân Cho Xoài Đồng Tiến 15

Dùng lớp đất mặt trộn với 10-15kg phân chuồng hoai mục, tro trấu, 200g phân lân, dùng hỗn hợp này ém chặt vào hố, đặt bầu cây giống, lấp thêm đất trộn phân và lớp đất mặt làm thành mô.
Sau khi trồng 2 tháng thì bắt đầu bón phân. Dùng phân hỗn hợp NPK theo các công thức 16-16-8; 20-20-15; 15-15-15; 18-12-8... Năm thứ 1 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 5 lần vào các tháng 2, 4, 6, 9 và 12. Năm thứ 2 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 4 lần. Năm thứ 3 bón 2,4kg/cây, chia đều làm 3 lần. Năm thứ 4 bón 3kg/cây, chia đều làm 3 lần. Năm thứ 5 trở đi cây cho ra trái, sau khi thu hoạch bón 2-3kg vôi/cây, rải đều từ bìa tán vào gốc.
Tiếp theo, cắt tỉa cành sâu bệnh, cành gãy, cành mang lá nằm bên trong tán, tỉa bớt các nhánh mang lá chen rậm rạp, tỉa bỏ một vài cành ở ngọn tạo thông thoáng tán. Sau đó, bón thêm 2 lần phân, lần 1 từ 2-4kg/cây (tuỳ tuổi cây), lần 2 cách 1 tháng hoặc lúc cây mang lá non (2-4kg/cây).
Sau khi đậu trái 40 ngày, có thể phun phân bón lá hoặc phun KNO3 16g/8 lít nước, chia đều làm 3 lần, phun cách nhau 10 ngày. Dùng phân hỗn hợp NPK theo tỷ lệ 16-16-8; 15-15-15; 14-10-17, bón 2-3kg phân/cây để nuôi trái. Có thể tăng lượng phân bón nhiều hơn cho năm sau khi năm trước cây đã cho nhiều trái. Hàng năm, cần bón thêm 20-30kg phân chuồng hoai mục/cây, kết hợp lần bón phân hoá học sau khi thu hoạch. Bón phân bằng cách xới đất từ bìa tán cây vào 2/3 bán kính tán, rải phân, trộn vùi phân vào đất, dùng cỏ khô, rơm ủ lại và tưới nước.
Có thể bạn quan tâm

Phần lớn nhãn, xoài tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều đựng trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton để trong điều kiện tự nhiên, vì vậy bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ cao lại vận chuyển đi xa nên chỉ bảo quản được 7 – 10 ngày, tỷ lệ dập nát đến 20 – 25%, có khi tới 30%.

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về cây ăn trái nói chung và xoài nói riêng đang hướng tới chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mô hình trồng xoài bao trái ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A đang được đông đảo các nhà vườn áp dụng.

Việc rải vụ không những giảm áp lực lên chính vụ, tăng thu nhập cho nhà vườn mà còn hạn chế được tình trạng “mua xoài lá” vì những người mua thường tập trung khai thác tối đa nên dễ làm cho vườn cây bị suy.

Bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, hoa và trái xoài, chúng nhiễm trên hầu hết các giống xoài, lá xoài non khi chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, toàn bộ chồi nhiễm bị cháy và chết khô, nhất là gặp lúc thời tiết ẩm.

Nhờ những tiến bộ mới trong công tác chọn tạo giống trong những năm gần đây, cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh. Các giống xoài mới được chọn tạo cho phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc như GL1. GL2, GL6, xoài vỏ tím, Irwin, Đài Loan... bước đầu đã khắc phục được hiện tượng không ra hoa hoặc ra hoa nhưng đậu quả kém. Để khắc phục tình trạng này, các cán bộ khoa học bộ môn cây ăn quả thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu, thí nghiệm thành công một số biện pháp thâm canh nhằm tác động làm cho cây ra hoa tập trung, đậu quả tốt, phòng chống sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh thán thư hại quả.