Bón Phân Cho Dưa Hấu Trồng Vụ Đông Xuân Ở Các Tỉnh Phía Nam

Bón các loại phân chuồng hoai, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc; vôi bột khoảng 200kg/ha trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.
- Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân cả vụ, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.
- Sau khi đặt bầu 3-4 ngày (gieo hạt 5-7 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.
- Bón thúc lần 1 khi dưa bắt đầu bò (12-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-30cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.
- Bón thúc lần 2 khi dưa bắt đầu ra hoa (20-22 ngày), rạch rãnh các gốc 30-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.
- Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-45 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Thu hoạch 4 tấn dưa lưới để bán theo hợp đồng với giá 65.000 đồng/kg và tham gia Hội chợ xuân nhằm quảng bá rộng rãi loại dưa công nghệ cao này.

Dưa hấu Long Trì thường có hạt nhỏ mịn (có giống không hạt), thơm, vỏ mỏng, ngọt thanh, mọng nước, hơi giòn và không bị xốp

Với kỹ thuật trồng cây dưa hấu đúng cách, mọi người có thể dễ dàng cung cấp cho gia đình những quả dưa hấu đỏ mọng nước.

Khi sâu bệnh xuất hiện trên cây dưa hấu nên sử dụng các loại thuốc chuyên dùng cho cây dưa, phun đúng liều lượng khuyến cáo để tăng năng suất.

Kỹ thuật trồng cây dưa lưới tại nhà bằng cách gieo hạt đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc làm sao cho quả sai trĩu cành thì không phải ai cũng biết cách.