Bón Phân Cho Dưa Hấu

Lượng phân bón cho dưa hấu nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.
Gồm phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha; vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha; phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13 XK: 1.000 - 1200 kg/ha.
Bón lót toàn bộ 1.000 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1.000 kg vôi bột và 500 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc BVTV như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế… Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đụt lỗ, gieo hạt…
Bón thúc lần 1 (12 - 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha
Bón thúc lần 2 (20 - 22 ngày sau khi trồng): 150 - 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 - 300 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, diện tích dưa hấu ngày càng phát triển, tuy nhiên nông dân thường chú ý đến năng suất mà ít quan tâm đến phẩm chất dưa và việc trái mau bị thối trong bảo quản.

Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6-8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn).

Dưa hấu là một loại trái cây phổ biến trong dịp Tết cổ truyền. Mặc dù, hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm nhưng Tết vẫn là mùa dưa hấu chính vụ.

Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam

Với mô hình sản xuất trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao, mở ra một hướng đi mới là đưa những sản phẩm sạch, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm