Trang chủ / Cây ăn trái / Chôm chôm

Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm

Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm
Ngày đăng: 04/12/2013

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá.

Bón phân cho chôm chôm như sau:

- Năm thứ nhất:  Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.

- Năm thứ 2:  lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

- Năm thứ 3:  cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

- Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm

Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân)

04/03/2011
Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, điều khiển ra hoa, đậu trái nghịch vụ là một kỹ thuật quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận cho người trồng chôm chôm.

11/07/2012
Phòng Trừ Bệnh Thối Trái Chôm Chôm Phòng Trừ Bệnh Thối Trái Chôm Chôm

Bệnh này không những làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái, do đó việc phòng trừ bệnh cho trái rất có ý nghĩa.

20/03/2012
Nhân Giống Chôm Chôm Nhân Giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhung có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á

04/03/2011
Bí Quyết Trồng Chôm Chôm Bội Thu Bí Quyết Trồng Chôm Chôm Bội Thu

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta

04/03/2011