Bón NPK-SM1 Lâm Thao cho cây chè

Việt Nam là nước SX và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Năm 2015 kế hoạch SX đạt 1,2 triệu tấn chè thô, xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến, trong đó chè đen chiếm gần 80% tổng lượng chè xuất khẩu.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn ở mức thấp nhất thế giới do chất lượng chè chưa đáp ứng được khách hàng. Các nước Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc và Indonesia là những khách hàng lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua.
Cây chè ưa nóng ẩm. Yêu cầu nhiệt độ của các giống chè rất khác nhau:
Chè Shan thích hợp nhất 15 - 200C (thấp nhất -50C, cao nhất 320C); các giống chè trung du thích hợp 20 -2 50C (thấp nhất 00C, cao nhất 350C). Khi từ 10 - 120C cây chè ngừng sinh trưởng
. Độ ẩm không khí phải đảm bảo 85 - 90% thì cây chè mới sinh trưởng tốt, khi độ ẩm dưới 70% thì năng suất chè có bị ảnh hưởng.
Đất trồng chè
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch.
Đất trồng chè phải có độ dày tầng canh tác ít nhất là 60 cm, giữ ẩm và thoát nước tốt, có phản ứng chua (pH 5,0 - 5,5 là thích hợp nhất). Khi pH > 6 hoặc pH < 4 cây chè phát triển kém, pH cao thì sự sinh trưởng của cây rất kém, lá cây bị héo và rễ cây bị sùi, pH > 7 cây chè có thể bị chết.
Việc bón vôi cải tạo đất chua hoặc sử dụng phân bón cho cây chè cần chú ý duy trì pH trong khoảng 4,5 - 5,5.
Khi pH cao cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh, khi đất quá chua (pH < 4) có thể sử dụng vôi vào thời gian đốn với lượng 2 - 3 tấn/ha. Không nên trồng chè trên những vùng đất có pH > 5,5.
Quan sát sự sinh trưởng của cây chè và sự có mặt của các cây chỉ thị để dự đoán là đất có pH thích hợp hay không. Khi cây chè sinh trưởng khoẻ mạnh và ở xung quanh vườn chè có các cây họ sim, mua thì đó là đất có độ pH thích hợp.
Đất trồng chè cần được duy trì hàm lượng hữu cơ tổng số > 2,0%.
Bổ sung chất hữu cơ cho đất trồng chè bằng cách giữ lại cành lá chè đốn hàng năm, tủ gốc cho chè bằng thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các loại cây che bóng, của cây trồng xen thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, hoặc bằng cách bón phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ - khoáng...
Dinh dưỡng của cây chè
Trung bình năng suất 1 tấn chè búp khô lấy đi 40 kg N, 11,5 kg P2O5, 24 kg K2O, 4 kg MgO, 8 kg CaO, 1 kg Al; 0,06 kg Cl; 0,08 kg Na.
Lượng hút dinh dưỡng của chè cần tính đến cả lượng dinh dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân cành và rễ, bị mất theo cành và thân do đốn định kỳ.
Theo đó, để hình thành nên 1 tấn chè thương phẩm cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân nêu trên là: 144 - 169 kg N; 56,8 - 71 kg P2O5; 62 - 88 kg K2O; 24 - 29,2 kg MgO; 40 - 67 kg CaO; 8,71 kg Al; 0,74 kg Na; 0,38 kg Zn; 0,26 kg B; 0,38 kg Cu; 2,41 kg Fe và 4,79 kg Mn.
Những năm mới trồng lượng đạm bón trong khoảng 120 - 240 kg N/ha và tỷ lệ N: K2O là: 1: 0,5; thời kỳ thu hoạch, tỷ lệ N: K2O là: 1: 1 với lượng bón 240 - 300 kg N và 240 - 300 kg K2O.
Những nương chè cho năng suất cao đã bón tới 350 kg N và 350 kg K2O. Các kết quả nghiên cứu về phân bón vô cơ cho thấy tỷ lệ N: P2O5 : K2O phù hợp là 1,0: 0,3-0,5: 0,5-1,0 tùy theo điều kiện đất trồng ở từng vùng và tùy theo tuổi của nương chè.
Trong thành phần của phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 ngoài đạm, lân, kali còn được bổ sung khá đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, ma giê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo...
Do đó sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 sẽ tăng năng suất và chất lượng chè.
Giống và mật độ trồng
Trên mỗi vùng trồng chè nên sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt với cơ cấu 50%, giống địa phương 50%. Sử dụng các giống LDP1, LDP2, PH1, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT95 trồng cho vùng thấp; các giống Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Ô long Thanh Tâm, Kim Tuyên trồng cho vùng cao.
Sử dụng giống TRI 777 trồng ở vùng chè Thái Nguyên để chế biến chè xanh chất lượng cao.
Các giống chè thân gỗ (chè Shan, PH1…) trồng với mật độ 15 - 18 ngàn cây/ha, trồng hàng đơn; các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Ô long, Kim Tuyên, LDP1…) trồng mật độ từ 18 - 28 ngàn cây/ha, có thể trồng hàng kép.
Phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây chè (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)
Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9.
Phân chuồng cứ 2 năm bón 1 lần với liều lượng 0,7 - 1 tấn/sào Bắc bộ (360 m2) vào tháng 11 hoặc tháng 1. Cày 2 xá trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón phân chuồng xuống rãnh rồi lấp kín.
Đối với giống Phúc Vân Tiên (SX chè xanh), Shan Chất Tiền (SX chè đen) tại Phú Hộ - Phú Thọ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,7 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,5 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S10.5.10-5.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Tân Cương - Thái Nguyên, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3
Đối với giống chè PH8 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-3.
Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14, hoặc NPK-S 10.5.10-5, NPK-S 10.5.5-3, NPK-S*M1 10.5.5-9 cho một số giống chè thời kỳ kinh doanh, (kg/sào Bắc bộ 360 m2)
TT | Thời kỳ bón Loại giống | Bón lần 1 (Tháng 2-3) | Bón lần 2 (Tháng 5-6) | Bón lần 3 (Tháng 8-9) |
1 | Giống Phúc Vân Tiên (SX chè xanh), Shan Chất Tiền (SX chè đen) tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5. | 16-18 | 16-18 | 13-15 |
2 | Giống chè LDP1 và LDP2 tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5. | 12-14 | 12-14 | 9-11 |
3 | Giống chè LDP1 và LDP2 tại Tân Cương - Thái Nguyên, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3 | 38-40 | 38-40 | 30-32 |
4 | Giống chè PH8 tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3 | 44-46 | 44-46 | 35-37 |
Sử dụng phân bón Lâm Thao đối với cây chè theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp) đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.