Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bón NPK-S Lâm Thao cho hành tây

Bón NPK-S Lâm Thao cho hành tây
Ngày đăng: 20/11/2015

Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng

Cây hành tây có tên khoa học là Allium cepa L., thuộc họ Hành tỏi Liloacceae.

Cây hành tây có thể có nguồn gốc từ Tây Nam Á.

Hành tây là sản phẩm rau quan trọng được SX ở rất nhiều nước. Ở nước ta, hành tây cũng được SX ở một số vùng Phan Rang (Ninh Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội...

Hành tây là cây thân thảo, hai năm, tức là năm thứ hai mới ra hoa, lá hình ống khuyết mọc từ củ.

Hạt cây hành tây nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 180C, tuy nhiêu có thể nảy mầm ở khoảng 7 - 290C.

Ở giai đoạn sinh trưởng, cây hành tây sinh trưởng ưu thích nhiệt độ 13 - 240C. Ở giai đoạn hình thành và tăng trưởng của củ ưu thích biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, số giờ chiếu sáng của ngày dài, 12 - 15 giờ/ ngày.

Yêu cầu đất, chất dinh dưỡng

Cây hành tây có bộ rễ kém phát triển, kém chịu điều kiện, yếm khí, kém chịu úng do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật liên quan đến chế độ tưới nước, chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Không trồng cây hành tây trên các loại đất có tỷ lệ sét quá cao, ví dụ như đất thịt, đất thịt nặng.

Nên chọn đất trồng hành tây trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, không quá nhiều các xác hữu cơ chưa phân giải, nơi trồng phải chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt.

Không nên bón các loại phân hữu cơ lâu và khó phân hủy cho hành tây.

Để tạo năng suất như trong SX, hành tây lấy đi từ đất lượng đạm xếp vào nhóm thứ 3 trong số 5 nhóm rau, lượng kali và lân nhóm thứ 2 trong số 4 nhóm rau.

Thời vụ trồng

- Các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ đông, trên đất chuyên rau hoặc sau lúa mùa, gieo hạt từ 25/8 đến 15/9 trồng từ 20/9 đến 5/11, thu hoạch tháng 1 đến tháng 2.

- Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thời vụ rộng hơn, vụ chính gieo tháng 9, 10 và thu hoạch tháng 1 đến tháng 2, hoặc vụ trái gieo cuối tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch tháng 8 đến tháng 9.

Làm đất, mật độ gieo trồng

Làm đất kỹ, lên luống cao 20 - 30 cm, mắt luống ruộng 1,2 m trồng 4 hàng chạy dọc theo luống với khoảng cách hàng 25 - 30 cm, 2 hàng ngoài cách mép luống 20 - 25 cm.

Khoảng cách cây cách cây 15 cm.

Mật độ tương ứng sẽ là 150.000 - 170.000 cây/ha (6.000 - 6.300 cây/sào).

Dùng cuốc rạch hàng, cho phân bón lót vào rạch và trộn đều với đất, xong phủ lên trên lớp đất mỏng rồi trồng cây.

Nên sử dụng rạ phủ lên trên mặt luống nhằm giữ ẩm đất.

Trồng xong tưới nước và tưới hàng ngày cho đến khi bén rễ.

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho hành tây

Loại phân

Bón lót

Bón thúc lần1

Bón thúc lần 2

Bón thúc lần 3

Kg/ha

Phân chuồng

15.000-20.000

NPK-S 5.10.3-8

360-415

NPK-S 12.5.10-14

250-300

300-350

300-350

Kg/sào Bắc Bộ (360 m2 )

Phân chuồng

550-750

NPK-S 5.10.3-8

13-15

NPK-S 12.5.10-14

9-11

11-13

11-13

Bón thúc chia làm 3 lần: Bón thúc nuôi thân lá 2 lần, lần 1 sau trồng 20 ngày, lần 2 sau lần 1 là 20 ngày.

Lần 3 bón nuôi củ khi cây bắt đầu hình thành và phình củ.

Công ty cổ phần Supe Phốt phát & hóa chất Lâm Thao đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng 2 loại phân bón: NPK-S 5.10.3-8 và NPK-S 12.5.10-14 để nông dân trồng hành tây đạt năng suất, chất lượng hành củ và hiệu quả kinh tế cao nhất phù hợp với độ phì nhiêu của đất trồng.

Chúc bà con nông dân thành công trong vụ trồng hành tây sắp tới.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu cho cây dưa vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình) Xây dựng thương hiệu cho cây dưa vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình)

Mấy năm gần đây, dưa hấu, dưa lê vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình) được nhiều người biết đến nhờ hương vị đậm đà, lại được trồng trên chất đất sạch, ít phải sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

16/06/2015
Trái mít ế ẩm, nhà vườn phá bỏ trồng cây ăn quả khác Trái mít ế ẩm, nhà vườn phá bỏ trồng cây ăn quả khác

Sau trái xoài, ổi, đu đủ... hiện nay trái mít ở địa bàn tỉnh Tiền Giang rớt giá thê thảm. Tại huyện Cai Lậy - “Vương quốc” cây mít của tỉnh Tiền Giang hiện nay trái mít đẹp, múi to giá khoảng 5.000 đồng - 6.000 đồng/kg; các loại mít thường trái giảm xuống còn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

16/06/2015
Sông Bình (Bình Thuận) thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ Sông Bình (Bình Thuận) thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

16/06/2015
Du lịch vườn mùa trái chín Du lịch vườn mùa trái chín

Hè đến, những vườn dâu lúc lỉu trái, vườn chôm chôm chín đỏ rực và rất nhiều vườn trái cây đặc sản khác trở thành điểm hẹn đầy hấp dẫn với du khách. Mùa trái chín cũng là mùa cao điểm du lịch hè, Đồng Nai có nhiều tuyến quốc lộ luôn đông các đoàn xe chở khách đi du lịch hè, nên thời điểm này các trạm dừng chân, cây xăng… cũng rộn ràng dịch vụ bán đặc sản nhà vườn cho du khách.

16/06/2015
Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Vừa qua, Đoàn công tác của Trung tâm Cục Bảo vệ thực vật phía Nam đến huyện Châu Thành (Hậu Giang) khảo sát, tham quan mô hình thí điểm quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn.

16/06/2015