Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bòn Bon Thái Cần Giải Pháp Để Nhân Rộng

Bòn Bon Thái Cần Giải Pháp Để Nhân Rộng
Ngày đăng: 04/10/2014

Bòn bon là một trong những loại trái cây sạch và an toàn do hầu hết đều sinh trưởng và kết trái trong điều kiện tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bòn bon, tuy nhiên, bòn bon Thái hay còn gọi là Longkong (tiếng Thái) được người dân ưa chuộng vì trái to, thịt giòn, ngọt, hột lép hơn trái bòn bon thường.

Hiện nay, xã Vĩnh Thành và Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách (Bến Tre)có khoảng trên dưới mười hộ dân sản xuất giống bòn bon Thái, mỗi hộ cung cấp cho thị trường từ 1 ngàn cây đến 4,5 ngàn cây mỗi năm. Do nhu cầu cung cấp cây giống bòn bon Thái rất lớn nên sản xuất giống bòn bon Thái có thu nhập cao. Tuy nhiên, số người tham gia không nhiều vì đòi hỏi tay nghề cao và tỷ lệ ghép thành công tương đối thấp (70 - 75%) so với các cây giống khác.

Là một trong những người sản xuất giống Longkong ở xã Vĩnh Hòa, anh Vũ Hoàng Minh cho biết, anh tham gia sản xuất giống bòn bon Thái được 7 năm, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1 ngàn cây giống, chủ yếu là các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên. 4 năm trở lại đây, khách hàng ở TP. Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng đến nhà anh đặt mua rất nhiều, lượng cây giống sản xuất ra không đủ bán.

Giá cây giống dao động từ 30 ngàn đồng đến 90 ngàn đồng/cây, tùy loại lớn nhỏ. Về kinh nghiệm sản xuất giống bòn bon Thái, anh Minh chia sẻ: Trước tiên, bứng gốc bòn bon ta có từ 3 - 10 năm tuổi vô túi đem trồng; lựa những cây chủ suôn đẹp, sau đó chọn bo (mắt ghép) có lưỡi gà từ cây bòn bon Thái. Cây gốc ghép được cắt ngọn cách mặt đất độ 20 cm, rồi ghép bo dọc, 3 tháng sau có thể xuất bán với tỷ lệ thuần giống bòn bon Thái khá cao.

Theo anh, muốn sản xuất giống bòn bon Thái có chất lượng thì khâu chọn bo là quan trọng nhất, bởi nếu cây chủ và bo có chất lượng thì tỷ lệ thành công đạt khoảng 95% trở lên.

Được giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Lộc (tên thường gọi là Phong), ngụ ấp Quân Bình, xã Tân Thiềng, một địa chỉ bán bo ghép giống bòn bon Thái quen thuộc của nhiều nhà vườn huyện Chợ Lách.

Vườn bòn bon Thái nhà anh hiện có khoảng 60 - 70 gốc 10 năm tuổi, được trồng xen trong vườn sầu riêng rộng 3 ngàn mét vuông, đã cho trái được 3 mùa, vào tháng 8, sản lượng bình quân 1 tấn/năm. Ngoài thu nhập từ trái, có giá khoảng 35 ngàn đồng/kg, anh Phong còn bán bo, mỗi năm thu thêm vài chục triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng bòn bon Thái, anh Phong cho biết, từ trước đến nay, anh luôn để cây Longkong phát triển trong môi trường tự nhiên.

Cây bòn bon Thái thích hợp những nơi mát mẻ, có bóng râm và ít gió, nhất là lúc ra hoa, kết quả. Cây trồng được trên nhiều loại đất, nhưng phải thoát nước và mực nước ngầm không quá gần mặt đất. Cây có thể nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép.

Nhân giống bằng hạt thì cây ít biến dị nhưng phải từ 10 - 15 năm mới cho trái. Trồng bòn bon nói chung gồm bòn bon ta và bòn bon Thái rất ít sử dụng phân thuốc để tránh bị nứt trái.

Theo nhận định của ông Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, bòn bon ta và nhất là bòn bon Thái đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích vì có vị ngọt, chua rất đặc trưng. So với bòn bon ta, bòn bon Thái có giá cao và ổn định hơn.

Tuy nhiên, để nhân rộng loại cây này không phải dễ. Do bòn bon Thái đang được người dân trồng xen; không nằm trong danh sách những loại cây chủ lực của huyện nên huyện chưa có thống kê về diện tích cũng như nghiên cứu về năng suất, chất lượng của cây trên địa bàn huyện.

Thiết nghĩ, từ hiệu quả kinh tế và lợi thế cây bòn bon Thái mang lại cho người trồng và sản xuất cây giống, ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách cần phải có những giải pháp thiết thực để phát triển, nhân rộng, phù hợp với tình hình cụ thể của huyện...


Có thể bạn quan tâm

Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

04/08/2015
Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò

Ông Hà Thanh Lâm, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố Kon Tum cho biết, nhờ phát hiện sớm và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã ngăn chặn kịp thời ổ dịch lở mồm long móng ở đàn bò của 2 hộ gia đình trên địa bàn thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum. Hiện đàn bò gồm 8 con mắc dịch lở mồm long móng đã được chữa trị và đã ăn uống bình thường.

04/08/2015
Chăn nuôi trâu, bò giảm, heo và gia cầm tăng Chăn nuôi trâu, bò giảm, heo và gia cầm tăng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tính đến tháng 7-2015, trên địa bàn tỉnh có 13.131 con trâu (giảm 6,41% so với cùng kỳ năm trước); 26.359 con bò (giảm 11,23%); 280.670 con heo (tăng 0,16%) và 3.624 ngàn con gia cầm (tăng 5,32%).

04/08/2015
Hậu Giang tiếp tục thực hiện công nghệ đực hóa cá rô phi Hậu Giang tiếp tục thực hiện công nghệ đực hóa cá rô phi

Hội đồng Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ đực hóa cá rô phi bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17alpha-Methyltestosterone”.

04/08/2015
Quảng Bình dự kiến đóng mới 2 tàu dịch vụ khai thác hải sản Quảng Bình dự kiến đóng mới 2 tàu dịch vụ khai thác hải sản

Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình, từ nay đến cuối năm, tỉnh dự kiến sẽ đóng mới 2 tàu dịch vụ khai thác hải sản, bổ sung 20 tàu khai thác hải sản cho các huyện, thị xã và thành phố.

04/08/2015