Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý không trồng rải vụ cây ăn trái ở khu vực bị nhiễm mặn

Cụ thể, trên cơ sở cân đối nguồn nước cho cả năm 2016, cần xác định cụ thể vùng đảm bảo tưới, vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước để bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý.
Đồng thời điều chỉnh theo hướng chuyển đổi vùng trồng lúa thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn hoặc dừng canh tác;
Thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn, điều chỉnh việc cấp nước phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm hiệu quả sản xuất; sử dụng các giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.
Riêng đối với cây ăn quả ở khu vực bị nhiễm mặn, không tiến hành rải vụ, kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, không tưới nước có nồng độ mặn > 2%o, tạo lớp màng phủ như rơm, rạ, cỏ, lục bình để giữ ẩm cho cây trồng, các diện tích trồng mới phải thực hiện trong mùa mưa, tránh thời kỳ mặn xâm nhập, tăng cường bón phân hữu cơ và lân, kali, hạn chế phân hóa học khác.
Đối với vùng nuôi trồng thủy sản cần căn cứ vào dự báo thời tiết và tình hình xâm nhập mặn để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép.
Có thể bạn quan tâm

Lúa tái sinh (hay còn gọi là lúa chét) là lúa mọc lên từ thân rạ sau khi đã thu hoạch. Vụ này, huyện Hạ Hòa có 60 ha lúa tái sinh tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chân (20 ha), Chính Công (10 ha), Lệnh Khanh (10 ha), Lang Sơn (5ha)...

6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn còn khó khăn, sức hấp thụ vốn hạn chế, các ngân hàng dư thừa vốn cho vay. Vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nghệ An hết sức dồi dào, không những đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế mà còn có dự trữ vốn.

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.

Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.

Là một người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở địa phương, thời gian qua, ông K’Bier ở thôn Hawai xã Tu Tra, Đơn Dương luôn nhiệt tình hăng hái bỏ công sức, thời gian của mình để vận động bà con xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.