Bổ Sung Các Chất Dinh Dưỡng Trung, Vi Lượng Để Nâng Cao Năng Suất Ngô

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất cao. Với các giống ngô lai hiện nay, nếu thâm canh tốt có thể đạt năng suất trên 10 tấn/ha.
Các nhà khoa học đã xác định để đạt năng suất cao, cây ngô đã lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ tính bình quân năng suất 6 tấn/ha, cây ngô đã hút 150kg N, 60kg P2O5, 110kg K2O, 16kg MgO, 25kg CaO , 8kg S, 16kg SiO2, 0,5kg Zn... Trong thực tiễn việc cung cấp dinh dưỡng cho ngô thông qua phân bón còn hạn chế. Hầu hết mới bón 3 chất dinh dưỡng là đạm, lân, kali (NPK), còn lại các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh, silic, các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, molipđen bị bỏ quên nên đã hạn chế năng suất ngô rất nhiều.
Các thực nghiệm nghiên cứu phân bón cho cây ngô đã kết luận: Nếu chỉ bón đơn độc NPK thì cây ngô sinh trưởng phát triển hạn chế, dễ bị nhiều loại sâu bệnh, năng suất giảm. Nhưng khi bón đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng thì ngô khoẻ sinh sống phát triển tốt, khả năng chống chịu như hạn, úng tốt hơn, ít các loại sâu bệnh hơn và cho năng suất cao hơn.
Từ những kết luận khoa học cũng như kết quả thu được từ các mô hình thực nghiệm ở các vùng trồng ngô tại các tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho ngô:
- Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển dạng viên bón lót, với tổng dinh dưỡng trên 58% gồm có N = 5%, P = 10%; K = 3%, CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15% cùng các chất vi lượng Zn, Fe, Cu...
- Phân đa yếu tố NPK 14.8.7 Văn Điển bón thúc, với tổng dinh dưỡng trên 54% gồm N = 14%, P = 8%, K = 7%, MgO = 5%, CaO = 9%, SiO = 9% cùng các chất vi lượng Zn, Fe, B, Cu...
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây ngô đã được nông dân ở nhiều nơi tin dùng. Ở mô hình 3ha ngô vụ đông 2012 tại xã Châu Sơn, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, bà con nông dân nhận xét: Bón phân Văn Điển cây ngô sinh trưởng tốt, thân cây mập khoẻ. Khả năng phục hồi sau bão số 8 tốt hơn ngô bón phân đơn rất nhiều. Bộ lá đẹp màu xanh sáng, sâu bệnh rất ít, chỉ phun 1 lần thuốc BVTV, trong khi đó ruộng ngoài mô hình phải phun thuốc BVTV đến 3 lần.
Ruộng ngô có tỷ lệ bắp đồng đều, múp đầu cao, chín đều, năng suất ngô cao hơn ruộng ngoài mô hình trên 14%, thu lời mỗi sào ngô trên 250.000 đồng. Bà con nông dân ở các xã Nhã Động, Nga Mỹ, Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thì đánh giá: Ruộng ngô bón phân NPK Văn Điển thân cây to khoẻ, chiều cao đồng đều, lá ngô màu xanh sáng, bản lá dày hơn. Trỗ cờ phun râu đều hơn, thân cây chắc không bị đổ non, sâu bệnh rất ít và không phải phun thuốc cả vụ, trong khi đó ngô ngoài đại trà phải phun thuốc BVTV 2 lần và số cây đổ ngã chiếm 15%. Ruộng ngô bón phân Văn Điển cho năng suất cao hơn ruộng ngô bón phân NPK thông thường đến 45kg/sào.
Bà con nông dân ở xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc còn nhận xét thêm: Trên đồng đất bạc màu, ngô đông được bón phân Văn Điển tốt đều, tốt bền, chín đều, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, đây là phân tốt cho cây ngô trên đất Yên Thạch. Với phương pháp bón lót 20 - 25kg NPK 5.10.3 dạng viên Văn Điển và bón thúc 25-30kg NPK 14.8.7 Văn Điển cho 1 sào Bắc Bộ vào các thời điểm 3-5 lá, 7-9 lá và ngô xoáy nõn bằng cách bón vùi xa gốc vun đất nhẹ phủ kín phân, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã cung cấp cho cây ngô đầy đủ, cân đối 13 chất dinh dưỡng đồng thời cùng một lúc, làm cho cây ngô đủ ăn ngô khoẻ, cho năng suất cao. Điều lưu ý rằng bà con đã bón đủ lượng NPK Văn Điển thì không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

Trong tháng 8/2015, công tác kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh và kiểm soát giết mổ được huyện Đức Linh thực hiện thường xuyên. Cụ thể, huyện đã kiểm dịch gần 180.000 con gia súc, gia cầm, trong đó gồm 25.799 con heo, 153.490 con gia cầm thương phẩm xuất ra ngoài huyện.

Đến nay, huyện Tánh Linh đã hình thành và mở rộng được trên 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao với tỷ lệ 100% diện tích sử dụng giống lúa xác nhận từ Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ chương trình này đã lan tỏa ra các vùng lân cận, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ…