Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí Buôn... Vịt Trời

Mất một thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ các mô hình, sách báo, truyền hình, mạng Internet, Huy nhận thấy tại các tỉnh phía Bắc, loài động vật này đang được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng “đặc sản”.
Sau khi tốt nghiệp khoa Bếp Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, chàng trai Hoàng Quốc Huy (26 tuổi, trú tại TDP 3, P. Tứ Hạ, TX Hương Trà, TT-Huế) “bén duyên” với nghề đầu bếp ở một nhà hàng tại TX Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.
Một câu hỏi nảy ra trong đầu người thanh niên này: tại sao không phát triển loài vật nuôi này tại quê hương và tận dụng đất vườn rộng ở nhà?
Mất một thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ các mô hình, sách báo, truyền hình, mạng Internet, Huy nhận thấy tại các tỉnh phía Bắc, loài động vật này đang được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng “đặc sản”. Nhiều thông tin trên mạng cho rằng thịt vịt trời là món “đại bổ”, có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Thịt vịt trời từng một thời là món tiến vua nên ai cũng muốn thưởng thức.
“Giá vịt trời thịt hiện nay trên thị trường từ 260.000 - 300.000 đồng/con/ 1,1-1,2 kg. Nếu không xảy ra sự cố gì đáng tiếc, với giá này người nuôi vịt trời có thể lãi to”, từ nhận định này, tháng 4-2014 Huy mạnh dạn đầu tư hơn 35 triệu đồng xây chuồng trại và mua 100 con vịt trời giống về quê nuôi.
Sau gần 3 tháng chăm sóc, hơn 80 con vịt trời mái của anh đã bắt đầu cho sinh sản, mỗi con mái đẻ từ 8-10 trứng/đợt và 30-35 trứng/5 tháng. Huy bộc bạch:
“Hiện giờ tôi mới chỉ nuôi mang tính thử nghiệm. Nếu thành công và nếu mọi người có hứng thú nuôi loại vịt trời này thì tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi để cung cấp con giống, thịt cho thị trường”.
Huy dành nhiều thời gian quan sát đàn vịt trời để hiểu thêm về tập quán của loài động vật này. Mặt khác, anh tăng cường thêm tôm, cá, tép, bột tổng hợp, rau vào khẩu phần thức ăn để bổ sung dinh dưỡng cho chúng trong thời gian sinh sản. Huy dự kiến, vào mùa sinh sản sắp tới anh sẽ mua một tủ chuyên dùng ấp trứng gà, trứng vịt và điều chỉnh ba mức nhiệt độ khác nhau để ấp thử trứng vịt trời.
Đến nhà Huy, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy 100 con vịt trời đang được nuôi dưỡng trong khu chuồng diện tích hơn 120m2. Xung quanh chuồng được xây dựng tường gạch cao khoảng 3 mét, trên nóc chuồng được bao một lớp lưới, bạt chắn.
Trong chuồng có ao nước diện tích khoảng 30m2, mực nước sâu khoảng 0,4 mét. Phần diện tích còn lại là bãi đất trống dùng làm nơi cho vịt trời ăn, phơi nắng và sinh sản. Trong chuồng, từng đàn vịt trời bơi lội tung tăng dưới ao như những đàn vịt nhà.
Nói về mô hình nuôi vịt trời đầu tiên trên địa bàn Hương Trà, Bí thư Thị Đoàn TX Hương Trà Nguyễn Tiến Giang ghi nhận: “Hiệu quả bước đầu của Huy, Đoàn ủng hộ và đồng tình về mô hình chăn nuôi vịt trời này. Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ đưa các thanh niên đến tham quan học hỏi kinh nghiệm để có thể nhân rộng”.
Ông Hoàng Thắng, Chủ tịch UBND P. Tứ Hạ khẳng định: “Chủ trương của chính quyền địa phương là tạo mọi điều kiện cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các mô hình mới. Hộ anh Huy là người nuôi vịt trời đầu tiên của địa phương và có lẽ là người đầu tiên trong tỉnh nuôi vịt trời với số lượng tương đối nhiều.
Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu. Mong muốn của địa phương là các cơ quan chức năng nghiên cứu để nhân rộng mô hình này đến đông đảo bà con nông dân của địa phương và toàn thị xã”.
Hiện, Huy đã xin UBND P. Tứ Hạ và TX Hương Trà cấp 500 m2 đất mới (200 m2 mặt nước, 300 m2 mặt đất) tại vùng Bàu Đen- TDP 1-P. Tứ Hạ để mở rộng mô hình này, tránh xa khu dân cư và dịch bệnh từ gia cầm nhà.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.

Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.