Bò Giống Đồng Tháp Tăng 8 Triệu Đồng Một Cặp

Trước đây, một cặp bò giống ở Đồng Tháp bán với giá 19-23 triệu đồng, thì nay do khan nguồn cung đã tăng lên 26-31 triệu đồng.
Trạm Thú y huyện Lấp Vò cho biết, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con. Nếu những năm trước nghề nuôi bò chỉ tập trung ở 3 xã vùng dự án màu Hội An Đông, Mỹ An Hưng B, Mỹ An Hưng A thì nay ở các xã lân cận như Bình Thạnh Trung, Vĩnh Thạnh, nghề nuôi bò vỗ béo cũng phát triển khá mạnh. Vì khá nhiều hộ nuôi, trong khi nguồn giống lại không đủ cho nên giá mỗi cặp bò tăng khoảng 8 triệu đồng.
Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.
Có thể bạn quan tâm

Giữa cánh đồng tràm giống cao sản rộng trên 3 hécta ở KP.4, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, cụ bà Hoàng Thị Vẻ nay đã 75 tuổi với nước da đen sạm đang chậm rãi cắt từng nhánh tràm non (hay còn gọi là hom tràm) giữa trời nắng nóng. Bà Vẻ cho biết, bà theo những người ở cùng KP.4 đi cắt hom tràm thuê được gần 4 năm nay, ngay từ lúc nghề này mới bắt đầu phát triển.

Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, vụ thu hoạch trái cây hè năm nay, như: sầu riêng, chôm chôm… trễ hơn cả tháng so với mọi năm. Thêm vào đó, ở giai đoạn ra hoa các loại cây ăn trái lại bị ảnh hưởng thất thường của mưa đầu mùa, gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất, chất lượng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 3227/NHNN-TD hướng dẫn Agribank triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xã Buôn Choáh (Krông Nô) là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp và đang được địa phương khai thác có hiệu quả.

Trước thực tế nhiều mặt hàng nông sản như vải, dưa hấu, thanh long... ùn ứ, ngày 14-5, Bộ Công thương, Bộ NN PTNT đã có buổi họp tìm giải pháp.